(vhds.baothanhhoa.vn) - Chợ nhỏ an lành chỉ họp duy nhất vào sáng chủ nhật đầu tiên của tháng. Điều thú vị cảm nhận ở phiên chợ là mỗi gian hàng mang dấu ấn riêng của người sản xuất cũng như đặc trưng vùng miền của sản phẩm. Ở đó, người mua thong dong dạo chơi qua những gian hàng, người bán giới thiệu sản phẩm do mình làm ra, niềm đam mê, nỗ lực theo đuổi sản xuất theo hướng bền vững, hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp để được khẳng định mình và cống hiến cho xã hội. Đó là điều khiến cho những người đến phiên chợ thêm gần gũi, gắn kết.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài 1): Lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống

Chợ nhỏ an lành chỉ họp duy nhất vào sáng chủ nhật đầu tiên của tháng. Điều thú vị cảm nhận ở phiên chợ là mỗi gian hàng mang dấu ấn riêng của người sản xuất cũng như đặc trưng vùng miền của sản phẩm. Ở đó, người mua thong dong dạo chơi qua những gian hàng, người bán giới thiệu sản phẩm do mình làm ra, niềm đam mê, nỗ lực theo đuổi sản xuất theo hướng bền vững, hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp để được khẳng định mình và cống hiến cho xã hội. Đó là điều khiến cho những người đến phiên chợ thêm gần gũi, gắn kết.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 1): Lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống

Chợ nhỏ an lành ra đời là nơi gắn kết những người trẻ có trên con đường khởi nghiệp, không chỉ đem lại giá trị cho bản thân mà còn đem đến những điều tốt đẹp cho cộng đồng. Ảnh: CNAL cung cấp.

Phiên chợ nhỏ nhưng nỗ lực, quyết tâm không hề nhỏ

Từ phiên chợ đầu tiên được tổ chức vào tháng 10-2020 tại địa chỉ 777 Thôi Hữu, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa với 11 gian hàng, chợ nhỏ an lành đã trải qua 5 phiên, ngày càng thu hút được các thành viên, gian hàng đăng ký tham gia.

Điều tôi cảm nhận ở phiên chợ đó chính là người mua được tham quan, trải nghiệm, được “lê la” trò chuyện qua các gian hàng và được nghe người sản xuất kể lại câu chuyện mà họ làm ra sản phẩm. Những người sản xuất trẻ tuổi, nhiệt huyết và đầy thú vị ấy, họ không ngại kể lại những thăng trầm, thất bại trong quá trình làm ra sản phẩm cho đến thành quả được bày bán tại phiên chợ.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 1): Lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống

Chợ nhỏ an lành được tổ chức vào sáng chủ nhật đầu tiên của tháng tại địa chỉ 777 Thôi Hữu, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.. Ảnh tư liệu của CNAL.

Mỗi gian hàng mang đặc trưng riêng của vùng, miền, thương hiệu, từ quả dưa, quả dứa, bó rau, quả bí đến sản phẩm tương cà, tương ớt, nước mắm, đồ thủ công mỹ nghệ, nước rửa chén sinh học…Tất cả đều mang câu chuyện thú vị của người làm ra nó.

Chị Thiều Việt Hà (TP Thanh Hóa) cho biết, ban đầu chị đến chợ với tâm lý tò mò rồi sau đó cảm thấy thú vị bởi không gian chợ vui vẻ, nhộn nhịp nhưng không xô bồ, tạo cho mình cảm giác cuối tuần cả gia đình được đi trải nghiệm.

Những sản phẩm bày bán đều được giới thiệu tỉ mỉ, nhiệt tình, và quan trọng hơn cả họ chính là người sản xuất đem sản phẩm đến chợ để bán. Qua nhiều lần mua, cảm nhận sản phẩm chất lượng, thân thiện với môi trường, từ đó chị Hà còn kết nối với các nhà sản xuất để được mua hàng thường xuyên.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 1): Lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống

Lê Minh Cương, Giám đốc Công ty TNHH Spicy Country (TP Thanh Hóa) là người đầu tiên nhen nhóm ý tưởng tổ chức chợ nhỏ an lành. Ảnh: Hoàng Đông

Lê Minh Cương, Giám đốc Công ty TNHH Spicy Country (TP Thanh Hóa) là người đã và đang tâm huyết với sản phẩm tương, cà tương ớt mang thương hiệu xứ Thanh, cũng chính là người đầu tiên nhen nhóm ý tưởng tổ chức chợ nhỏ an lành. Cảm nhận ở tôi, đó là một chàng trai trẻ hoạt bát và tràn đầy nhiệt huyết.

Cương chia sẻ: Ý tưởng thành lập chợ nhỏ an lành cách đây khoảng 3 năm, lúc Cương bắt đầu khởi nghiệp rồi thất bại nên chưa thực hiện được. May mắn Cương gặp được những người bạn, anh, chị cũng đang trên hành trình khởi nghiệp bằng những sản phẩm tâm huyết thân thiện với môi trường, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Cương đã chia sẻ về ý tưởng, về cách tổ chức phiên chợ và nhận được cổ vũ, đồng thuận của mọi người.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 1): Lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống

Chợ nhỏ an lành không chỉ là nơi đơn thuần giữa cuộc mua, bán mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu với nhau, tạo nên sự gắn kết cộng đồng. Ảnh tư liệu của CNAL.

Lấy ý tưởng từ hình ảnh phiên chợ xưa mang đặc trưng không gian văn hóa của người Việt, với các bà, các mẹ đem những sản phẩm của mình ra chợ bán, mọi người trong làng, trong vùng được gặp nhau, trò chuyện, chợ nhỏ an lành không chỉ là nơi mua - bán, mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu với nhau, tạo nên sự gắn kết cộng đồng.

Xa hơn nữa, hình ảnh chợ phiên cũng được lấy ý tưởng từ mô hình Farmers Market. Đó là một mô hình thú vị và hấp dẫn nằm ngay trong lòng thủ đô Washington D.C hay thành phố nhộn nhịp New York, những chợ phiên của nông dân được diễn ra vào thứ 7 hoặc chủ nhật với hoạt động sôi nổi, tấp nập người bán, người mua với đủ các mặt hàng nông sản. Mọi người đến mua nông sản trực tiếp từ những người sản xuất và nghe họ kể lại những câu chuyện thú vị trong quá trình làm ra sản phẩm.

“Chợ nhỏ an lành ra đời phù hợp với doanh nghiệp nhỏ đến siêu nhỏ, doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp, chưa có nhiều vốn để thực hiện marketing nhằm giảm thiểu chi phí trung gian, đồng thời gặp được đối tượng khách hàng cuối cùng trực tiếp mua sản phẩm của mình. Khi người đến chợ sẽ trực tiếp nghe người sản xuất kể lại câu chuyện làm ra sản phẩm của họ, điều đó khiến mọi người tin tưởng về sản phẩm đó”, Lê Minh Cương, thành viên Ban tổ chức chợ nhỏ an lành chia sẻ.

Nơi gắn kết những người trẻ trên con đường khởi nghiệp

Để tạo ra nét riêng của từng gian hàng, Ban tổ chức yêu cầu các thành viên phải trang trí theo phong cách của họ, làm sao để thu hút được khách hàng nên chợ rất nhiều màu sắc. Mọi người đến chợ cảm thấy bắt mắt, được trò chuyện với người sản xuất, vô hình tạo ra không gian văn hóa, sinh hoạt văn hóa đầy thú vị. Người sản xuất vừa bán được hàng nhưng được nghe khách hàng nhận xét về sản phẩm, mong muốn có thêm sản phẩm khác, từ đó những nhà sản xuất sẽ nghiên cứu ra sản phẩm mới.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 1): Lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống

Chợ nhỏ an lành đã gắn kết những con người có chung chí hướng, niềm đam mê và mong muốn thực hiện những điều tử tế, mang lại giá trị tốt đẹp cho cuộc sống đã nhận được sự khích lệ, động viên của cộng đồng. Ảnh tư liệu của CNAL.

Theo Lê Minh Cương, để thu hút mọi người biết đến chợ nhỏ an lành, đòi hỏi mỗi thành viên trong chợ đều có sự đoàn kết, tính cộng đồng cao từ việc thống nhất địa điểm thuê chợ, truyền thông qua trang mạng xã hội…

Trước khi diễn ra phiên chợ 1 tuần, các thành viên đều đổi hình đại diện Facebook sang hình ảnh chợ, mọi người chủ động mời bạn bè, khách hàng đến chợ, đồng thời lập group thông báo lịch họp chợ hàng tháng. Từ phiên chợ đầu tiên với 11 thành viên trải qua 5 phiên chợ đã tăng lên gần 50 thành viên. Thông qua trang mạng xã hội, chợ đã kết nối các nhà sản xuất ở các tỉnh Nghệ An, Hà Nam, Nam Định, Hòa Bình, TP Hà Nội… tham gia.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 1): Lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống

Chị Nguyễn Bích Liên (bên phải) chủ cơ sở sản xuất Nguyên Phong Food - thành viên chợ nhỏ an lành giới thiệu về sản phẩm của mình với khách hàng. Ảnh tư liệu nhân vật cung cấp.

Chị Nguyễn Bích Liên, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, chủ cơ sở sản xuất Nguyên Phong Food - là thành viên chợ nhỏ an lành chia sẻ: Bước trên con đường kinh doanh của mình tôi may mắn được tham gia với cộng đồng chợ nhỏ an lành. Đây là cộng đồng những con người yêu thích sản phẩm bản địa, những sản phẩm mà ở đó người sản xuất trau chuốt, cẩn thận, dành hết khối óc để tạo ra những sản phẩm đáng yêu, nhỏ bé và an lành. Đó có thể là thực phẩm, là thảo mộc dân gian, là thủ công mỹ nghệ, là những vật dụng thân thiện môi trường.

“Được kết nối cùng các bạn trong chợ, với tôi làm một niềm hạnh phúc, bởi ở đó tôi học được rất nhiều điều từ các bạn. Hành trình khởi nghiệp đầy thử thách và những ước mơ, khát vọng cống hiến của mọi người luôn là động lực khiến tôi và các thành viên của chợ ngày càng phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao giá trị sản phẩm, mang tới những sản phẩm chất lượng hơn nữa để không phụ lòng của mọi người”, chị Nguyễn Bích Liên nói.

Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh. Tìm được người đi chung trên con đường, cùng theo đuổi niềm đam mê đó chính là may mắn, hạnh phúc. Chợ nhỏ an lành đã gắn kết những con người có chung chí hướng, niềm đam mê và mong muốn thực hiện những điều tử tế, mang lại giá trị tốt đẹp cho cuộc sống đã nhận được sự khích lệ, động viên của cộng đồng. Từ mô hình chợ nhỏ an lành đã góp phần tạo được sân chơi cho những bạn trẻ theo đuổi con đường sản xuất nông nghiệp bền vững; hình thành một “kênh” tiếp thị, quảng bá sản phẩm sinh động, hấp dẫn, hiệu quả, “người thực - việc thực - hàng thực”, tạo được sự kết nối, tin tưởng, thấu hiểu của khách hàng đối với sản phẩm.

Bài 2: Những câu chuyện thú vị của người trẻ trên hành trình khởi nghiệp.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]