(vhds.baothanhhoa.vn) - Phía sau những chai mật ong lên men, chai tinh dầu sả, dầu bưởi mùi hương dễ chịu, vị tương cà chua dậy vị hay những quả dưa ngọt lành, thanh mát… được bày bán, giới thiệu tại chợ nhỏ an lành là câu chuyện khởi nghiệp thú vị, nhưng đầy gian nan của những người trẻ - những người dám từ bỏ những công việc vốn có để được thỏa sức làm những điều mình mơ ước, không chỉ đem lại giá trị cho bản thân mà còn hướng đến những điều tốt đẹp cho cộng đồng.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài 2): Những câu chuyện thú vị của người trẻ trên hành trình khởi nghiệp

Phía sau những chai mật ong lên men, chai tinh dầu sả, dầu bưởi mùi hương dễ chịu, vị tương cà chua dậy vị hay những quả dưa ngọt lành, thanh mát… được bày bán, giới thiệu tại chợ nhỏ an lành là câu chuyện khởi nghiệp thú vị, nhưng đầy gian nan của những người trẻ - những người dám từ bỏ những công việc vốn có để được thỏa sức làm những điều mình mơ ước, không chỉ đem lại giá trị cho bản thân mà còn hướng đến những điều tốt đẹp cho cộng đồng.

"Muốn đi xa hãy đi cùng nhau"

Chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất, chế biến tương cà, tương ớt của Lê Minh Cương - ông chủ trẻ của Công ty TNHH Spicy Country (có địa chỉ 321 đường Bà Triệu, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa). Xưởng sản xuất tuy nhỏ nhưng các khu vực nguyên liệu, sản xuất, đóng gói được phân bổ hợp lý, tạo cho người đến thăm có cảm giác ấm cúng, bình yên.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài 2): Những câu chuyện thú vị của người trẻ trên hành trình khởi nghiệp

Lê Minh Cương, Giám đốc Công ty TNHH Spicy Country (TP Thanh Hóa) chuyên sản xuất, chế biến các sản phẩm từ tương cà, tương ớt của quê hương Thanh Hóa. Ảnh: Hoàng Đông

“Chúng tôi sản xuất và thương mại từ những gia vị nồng đượm của quê hương Thanh Hóa, với mong muốn khởi tạo sự bền vững cho nông nghiệp và nông dân địa phương” là slogan được Cương dán ở khu vực trưng bày sản phẩm, bàn đón tiếp khi khách.

Hành trình khởi nghiệp của Lê Minh Cương khá thú vị. Cương sinh năm 1992 từng học chuyên ngành Du lịch tại Singapore. Năm 2014 tốt nghiệp và về Sài Gòn làm việc. Trong thời gian học ở nước ngoài và được đến thăm một số nước, Cương nhận thấy nông sản của họ rất đẹp, tinh tế và ngon. Cương suy nghĩ về đặc sản Việt Nam rất nhiều nhưng chưa được cải tiến về mẫu mã, chất lượng, nên nông sản Việt Nam ít có cơ hội trực tiếp đến tay người tiêu dùng ở các nước phát triển. Vì thế, anh mong ước nông sản và sản phẩm chế biến sâu từ mảnh đất quê hương sẽ vươn ra thế giới, trong đó có gia vị truyền thống.

Cương rời Sài Gòn trở về quê hương để thực hiện ước mơ kinh doanh và chế biến nông sản sạch. Do thiếu kinh nghiệm, hành trình khởi nghiệp của Cương đầy gian nan, kinh qua nhiều sản phẩm, Cương dừng lại với sản phẩm tương cà và tương ớt. Bởi mỗi lần về quê, nhìn thấy cánh đồng trồng ớt của người nông dân đến vụ thu hoạch nhưng bán rất rẻ hoặc không ai mua.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài 2): Những câu chuyện thú vị của người trẻ trên hành trình khởi nghiệp

Sau nhiều lần thất bại, sản phẩm tương cà, tương ớt của Cương đã đón nhận sự tin dùng của khách hàng trong nước và Cương mong muốn sản phẩm của mình có thể vươn ra thị trường thế giới. Ảnh: Hoàng Đông

Con đường khởi nghiệp chưa bao giờ “trải hoa hồng” bởi những lần thất bại khi nghiên cứu, thử nghiệm và chế biến gia vị truyền thống tương ớt mang thương hiệu Phúc Lộc Thọ, nhưng Cương không nản chí, với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương và những tín hiệu tốt từ mô hình sản xuất, Cương đã thử nghiệm sản xuất thêm nhiều loại tương ớt với tên gọi Phúc Lộc Thọ mang hương vị, phù hợp khẩu vị của nhiều vùng, miền, lứa tuổi, và anh đã thành công.

Ngoài thành công với sản phẩm tương ớt, Cương còn sản xuất thêm sản phẩm tương cà mang thương hiệu Spico. Nguyên liệu ban đầu cậu lựa chọn là cà chua từ vùng nguyên liệu của bà con ở các vùng quê trong tỉnh. So với vị tương cà của nước ngoài sản xuất công nghiệp thì tương cà mang thương hiệu Spico đỡ chua hơn, không phụ gia, không chất bảo quản, không mì chính… Điểm mạnh của cà chua Spico là mùi vị cà chua tươi hoàn hảo.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài 2): Những câu chuyện thú vị của người trẻ trên hành trình khởi nghiệp

Sau 40 lần thử nghiệm thất bại, Cương đã cho ra đời sản phẩm tinh tế, mang hương vị phù hợp khẩu vị của nhiều vùng, miền, lứa tuổi. Ảnh: Hoàng Đông

Lê Minh Cương cho biết: Tương cà chua phần gia vị ít, hương vị của quả cà chua và màu sắc là quan trọng nhất. Cà chua khi về cơ sở được lọc, rửa, xay nhuyễn, cô đặc, rót vào chai, hấp tiệt trùng có thời gian sử dụng trong vòng 1 năm.

Còn tương ớt phải ủ lên men theo phương pháp truyền thống từ 1 đến 2 tháng, cô đặc, hấp tiệt trùng. Mỗi năm, công ty cung cấp ra thị trường hơn 20.000 chai tương ớt, tương cà, chủ yếu ở các cửa hàng thực phẩm sạch tại TP Thanh Hóa và cửa hàng cao cấp, siêu thị lớn tại một số thành phố lớn.

Cơ duyên gặp nhau ở “Phiên chợ nhỏ an lành”, 2 chàng trai Lê Minh Cương và Nguyễn Mạnh Tiến (TP Thanh Hóa) đã cùng nhau chia sẻ nhiệt huyết, đam mê, khát vọng thành công trên con đường theo đuổi sản xuất bền vững, bởi vậy cả hai đã bắt hợp tác với ý niệm “Muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa hãy đi cùng nhau”...

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài 2): Những câu chuyện thú vị của người trẻ trên hành trình khởi nghiệp

Hai chàng trai trẻ Lê Minh Cương và Nguyễn Mạnh Tiến gặp nhau ở chợ nhỏ an lành và bắt tay nhau cùng hợp tác. Ảnh: Ngọc Huấn

Nguyễn Mạnh Tiến - chàng trai trẻ sinh năm 1990, từng học tại Khoa Kinh tế đầu tư, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ra trường từng làm cho một doanh nghiệp về lĩnh vực nông nghiệp tại TP Hồ Chí Minh nên khá am hiểu sản xuất nông nghiệp ở các vùng, miền trên cả nước.

Nguyễn Mạnh Tiến nhận thấy bà con làm nông nghiệp dùng thuốc kháng sinh tổng hợp từ hóa chất rất ảnh hưởng đến môi trường, sự an toàn của người trồng lẫn người sử dụng. Sau một thời gian làm việc, Tiến xin nghỉ và trở về quê hương, cùng 7 thành viên thành lập HTX Nông nghiệp hữu cơ Việt Tân Tiến (có địa chỉ tại xóm Toản, phường An Hưng, TP Thanh Hóa) với mong muốn sẽ lan tỏa giá trị tốt đẹp từ việc làm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ để thay đổi thói quen, tập quán làm nông nghiệp theo phương thức truyền thống của bà con như hiện nay. Đó cũng là những gì mà Lê Minh Cương - Giám đốc Công ty TNHH Spicy Country mong đợi từ đối tác Nguyễn Mạnh Tiến.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài 2): Những câu chuyện thú vị của người trẻ trên hành trình khởi nghiệp

Cà chua nguyên liệu được Nguyễn Mạnh Tiến chăm sóc cẩn thận tại trang trại của mình. Ảnh: Ngọc Huấn

Nguyễn Mạnh Tiến bắt đầu trồng cà chua từ tháng 12-2020 với 29 luống, hơn 2.000 cây cà chua Savior trên diện tích 1.000m2 đất. Tiến không trồng cà chua trong nhà màng mà trồng ở ngoài trời để xem cà chua có sức kháng bệnh tốt hơn không, đồng thời anh dùng các hệ vi sinh để xử lý môi trường, vừa bảo vệ cây vừa có chủng vi sinh tạo ra kháng sinh chống bệnh.

Tiến cho rằng, những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ sẽ mang lại lợi ích không chỉ đối với sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng mà còn góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nền nông nghiệp. Lứa cà chua đầu tiên đã thành công. Những chai tương cà có màu sắc và hương vị tuyệt vời ấy là sự kết hợp giữa của ý chí, niềm đam mê làm nông nghiệp hữu cơ của hai chàng trai trẻ.

Cương và Tiến vẫn đùa rằng: Đây là cái bắt tay của người nông dân thế hệ mới và người sản xuất bền vững. Tiến chuyên tâm nghiên cứu nâng cao chất lượng và sản lượng cà chua, còn Cương sẽ chuyên tâm cải tiến sản xuất và cho ra sản phẩm mang hương vị đặc biệt. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 làm kéo chậm tiến độ phát triển sản phẩm khá nhiều nhưng Lê Minh Cương quyết tâm đưa tương cà, tương ớt của quê hương Thanh Hóa có mặt ở nhiều kệ siêu thị trên phạm vi cả nước và xuất khẩu.

Tạo ra sản phẩm sinh học xanh, sạch từ rác thải nông nghiệp

Mỗi một thành viên tham gia chợ nhỏ an lành đều mang theo những câu chuyện thú vị, gian nan và hạnh phúc trên con đường khởi nghiệp.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài 2): Những câu chuyện thú vị của người trẻ trên hành trình khởi nghiệp

Anh Lê Duy Hoàng là một trong những người đầu tiên đặt nền móng thành lập chợ nhỏ an lành và đem đến người tiêu dùng sản phẩm xanh, sạch được làm từ rác thải nông nghiệp. Ảnh nhân vật cung cấp.

Cũng như Lê Minh Cương, Lê Duy Hoàng (TP Thanh Hóa) là một trong những người đầu tiên đặt nền móng thành lập chợ nhỏ an lành. Với Cương và Tiến là câu chuyện về làm nông nghiệp hữu cơ, mong ước sản phẩm hữu cơ có chỗ đứng trên thị trường, còn với vợ chồng anh Lê Duy Hoàng và chị Bùi Thị Bích Ngọc (phường Đông Cương, TP Thanh Hóa) lại bắt tay trên con đường khởi nghiệp từ những rác thải nông nghiệp, tạo ra sản phẩm sinh học vừa thân thiện với môi trường, vừa tốt cho sức khỏe cộng đồng. Sản phẩm sinh học của vợ chồng anh Lê Duy Hoàng đã được cộng đồng, khách hàng ghi nhận và tin dùng.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài 2): Những câu chuyện thú vị của người trẻ trên hành trình khởi nghiệp

Vợ chồng anh Lê Duy Hoàng và chị Bùi Thị Bích Ngọc khởi nghiệp từ những rác thải nông nghiệp, tạo ra sản phẩm sinh học vừa thân thiện với môi trường, vừa tốt cho sức khỏe cộng đồng. Ảnh nhân vật cung cấp.

Năm 2016, khi biết đến nghiên cứu của tiến sĩ Rosuko người Thái Lan về Eco Enzyme chủ yếu dùng phương pháp ngâm ủ và lên men thủ công những phế phẩm nông sản và vỏ trái cây để tạo ra những sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường, anh chị nhận thấy đây là sản phẩm hữu ích, phù hợp với điều kiện sẵn có ở Thanh Hóa nên đồng thuận và xây dựng ý tưởng, bắt đầu thu thập tài liệu, tra cứu thông tin về công nghệ Enzyme để học tập, nghiên cứu. Đồng thời nhận ra, dứa là nguyên liệu tốt để làm ra các chế phẩm tẩy rửa sinh học, từ đó hai vợ chồng quyết tâm khởi nghiệp với việc nghiên cứu, thực nghiệm ra một loại nước tẩy rửa sinh học từ rác thải nông nghiệp là vỏ dứa kết hợp thêm với các loại vỏ trái cây giàu vitamin, tinh dầu khác như cam, chanh, bưởi…

Đầu năm 2019 anh chị đã chính thức đưa ra thị trường 4 dòng sản phẩm nước lau sàn, nước rửa chén bát, nước rửa tay và Enzyme mang thương hiệu Fuwa3e.

Nhưng những sản phẩm của Fuwa-3e ra đời đã đón đầu được xu thế sử dụng sản phẩm hữu cơ, an toàn của người dùng, lại có giá thành thấp hơn những sản phẩm cùng loại nên được khách hàng đón nhận. Đây đều là những sản phẩm tẩy rửa sinh học an toàn lành tính, vừa không gây ô nhiễm môi trường vừa không để lãng phí nguồn rác thải hữu cơ.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài 2): Những câu chuyện thú vị của người trẻ trên hành trình khởi nghiệp

Sản phẩm rửa tay, rửa chén, lau sàn, của Fuwa3e là 1 trong 3 sản phẩm OCOP 4 sao của TP Thanh Hóa. Ảnh nhân vật cung cấp.

Các sản phẩm nước tẩy rửa thương hiệu Fuwa3e đã được Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh công nhận tỷ lệ diệt khuẩn đạt 99 - 99,99%. Ngoài ra, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Điều đặc biệt là sản phẩm rửa tay, rửa chén, lau sàn, của Fuwa3e đã trở thành 1 trong 3 sản phẩm OCOP 4 sao của TP Thanh Hóa. Hiện tại, các sản phẩm rửa tay, rửa chén, lau sàn, của Fuwa3e của công ty đã được bày bán ở nhiều cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị uy tín ở 63 tỉnh, thành trong cả nước, đồng thời đẩy mạnh kênh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Sendo.

Với Cương, Tiến hay anh Hoàng, chị Ngọc khi bắt tay vào một hành trình trình mới - hành trình khởi nghiệp đầy gian nan ấy, họ đã xác định những khó khăn và cả thất bại, nhưng quan trọng hơn cả, con đường ấy khi xây dựng là cả quyết tâm, dám vượt qua thất bại, rào cản để tiến về phía trước - về những điều tốt đẹp không chỉ dành cho mình, mà xa hơn cả là hướng đến cộng đồng khỏe mạnh, an toàn từ những sản phẩm mà họ nỗ lực, tận tâm làm nên.

Ngọc Huấn

Tin liên quan:
  • Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài 2): Những câu chuyện thú vị của người trẻ trên hành trình khởi nghiệp
    Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 1): Lan tỏa những ...

    Chợ nhỏ an lành chỉ họp duy nhất vào sáng chủ nhật đầu tiên của tháng. Điều thú vị cảm nhận ở phiên chợ là mỗi gian hàng mang dấu ấn riêng của người sản xuất cũng như đặc trưng vùng miền của sản phẩm. Ở đó, người mua thong dong dạo chơi qua những gian hàng, người bán giới thiệu sản phẩm do mình làm ra, niềm đam mê, nỗ lực theo đuổi sản xuất theo hướng bền vững, hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp để được khẳng định mình và cống hiến cho xã hội. Đó là điều khiến cho những người đến phiên chợ thêm gần gũi, gắn kết.

  • Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài 2): Những câu chuyện thú vị của người trẻ trên hành trình khởi nghiệp
    Chàng trai xứ Thanh và giấc mơ mang sản phẩm thủ công mỹ nghệ ra thế giới

    Bỏ việc ở phố về quê lập nghiệp với Trần Doãn Hùng - người sáng lập thương hiệu túi thủ công nguồn gốc nguyên liệu thiên về tự nhiên Comay craft (Công ty THNH Cỏ may Đức Hùng) chưa bao giờ là điều dễ dàng. Song, bằng sức trẻ, sự kiên trì, đam mê và quyết tâm, chàng trai đất cói Nga Sơn đang đi những bước “chậm, chắc” trên con đường khởi nghiệp của cuộc đời mình.


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]