(vhds.baothanhhoa.vn) - Trên chặng đường mà những người trẻ đang đi khó khăn vẫn còn, nhưng tin rằng niềm đam mê, tận tâm, tận lực mà họ dành cho cộng đồng, sẽ là con đường đi đến thành công. Những người trẻ ấy chia sẻ rằng: Chúng ta làm gì cũng đều xuất phát từ sự tin tưởng nhau. Niềm tin được xây dựng trên những con người tử tế, có sự hiểu biết. Niềm tin chúng ta không mua được bằng tiền. Dựa vào trực quan, chúng ta sẽ đánh giá được niềm tin dành cho nhau tới đâu. Khi chúng ta tin nhau, thì chúng ta sẽ đem đến cho nhau những sản phẩm tử tế, chân thành.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài cuối): Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo bạn

Trên chặng đường mà những người trẻ đang đi khó khăn vẫn còn, nhưng tin rằng niềm đam mê, tận tâm, tận lực mà họ dành cho cộng đồng, sẽ là con đường đi đến thành công. Những người trẻ ấy chia sẻ rằng: Chúng ta làm gì cũng đều xuất phát từ sự tin tưởng nhau. Niềm tin được xây dựng trên những con người tử tế, có sự hiểu biết. Niềm tin chúng ta không mua được bằng tiền. Dựa vào trực quan, chúng ta sẽ đánh giá được niềm tin dành cho nhau tới đâu. Khi chúng ta tin nhau, thì chúng ta sẽ đem đến cho nhau những sản phẩm tử tế, chân thành.

* Chị Nguyễn Lê Ngọc Linh - Giám đốc HTX Vườn rừng bản thổ, xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân: Khi được kết nối với những anh em trong nhóm sản xuất bền vững xứ Thanh và cùng nhau tổ chức nên chợ nhỏ, tôi cảm thấy như đây đúng là ngôi nhà tiếp thêm đam mê cho mình. Ở chợ nhỏ không chỉ là nơi bán mà là nơi những người sản xuất được trò chuyện thân tình với khách hàng, để nói họ nghe câu chuyện của mình. Những nhà sản xuất trong chợ, đó là những người bạn thân thiết, mọi người cùng giúp nhau phát triển. Tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các anh chị để dần dần vững vàng hơn. Tôi vẫn thường đùa “Chợ nhỏ an lành là chợ tình của đam mê”. Ở đó mọi người mang tới giá trị thật nhất, minh bạch. Cùng chợ nhỏ, chúng tôi đang mong muốn tạo nên một thế hệ người Thanh Hóa mới hào sảng, chân thực, có trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái tự nhiên song hành cùng phát triển kinh tế từ nguồn lực bản địa.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài cuối): Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo bạn

Với vai trò là một thành viên Ban Chủ nhiệm Chợ nhỏ tôi mong muốn Chợ nhỏ an lành sẽ trở thành một hệ sinh thái quy tụ các anh em sản xuất sạch, bền vững, cùng nhau phát triển và tạo ra một nơi mang tới những giải pháp tốt nhất cho những người tiêu dùng xanh.

Khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp bền vững là một chặng đường vô cùng khó khăn. Khó khăn mà người khởi nghiệp trẻ phải đối mặt là: Thiếu kinh nghiệm thực tiễn, thiếu kiến thức quản trị, thiếu kinh nghiệm kết nối đầu ra và thiếu vốn. Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ từ các chính sách giúp doanh nghiệp khởi nghiệp có điều kiện phát triển.

*Anh Lê Phú Thanh - người khởi nghiệp làm nông nghiệp sạch ở phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa : Qua nhiều lần thất bại, tôi nhận ra những người trẻ bắt đầu khởi nghiệp thiếu rất nhiều thứ. Thiếu vốn, thiếu kiến thức, thiếu về mối quan hệ, thiếu sự kết nối khi có sản phẩm thì đầu ra chưa có. Dù thất bại, dù chưa có nhiều thành quả nhưng tôi vẫn muốn làm cho đến khi thành công. Tôi tin là xu hướng phát triển của xã hội, xu hướng tiêu dùng của mọi người sẽ hướng sang đồ an toàn, đồ sạch. Tôi muốn thay đổi lối suy nghĩ, lối làm lâu nay của người nông dân.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài cuối): Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo bạn

Nếu các bạn trẻ mong muốn bước vào con đường nông nghiệp thì các bạn cần có định hướng rõ ràng ngay từ đầu, tìm hiểu về kiến thức, thị trường. Việc tìm đầu ra nông sản rất quan trọng, mình không thể lầm lũi đi sản xuất mà không nghĩ tới đầu ra.

Nếu mình tận dụng được nhiều nguồn lực hoặc các bạn bắt đầu mà tìm được một nhóm nào đấy khởi nghiệp cùng nhau sẽ dễ dàng hơn là tự đứng ra làm.

*Anh Nguyễn Mạnh Tiến - HTX Tân Việt Tiến, phường Đông Cương, thành phố Thanh Hóa: Bà con làm nông nghiệp dùng thuốc kháng sinh tổng hợp từ hóa chất sẽ rất ảnh hưởng đến môi trường, sự an toàn của người trồng lẫn người sử dụng. Hợp tác xã Tân Việt Tiến mang ý nghĩa chính là Việt Nam đổi mới tiến lên. Qua quá trình làm nông nghiệp hữu cơ tôi mong muốn người tiêu dùng nhận thức tốt hơn về việc phân loại các thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch, hữu cơ để chọn mua sản phẩm đúng với giá trị.

Con đường làm nông nghiệp nhất là nông nghiệp sạch hướng đến hữu cơ là con đường dài và còn nhiều khó khăn vì phải thay đổi nhận thức của đại đa số bộ phận người dân. Con đường này cần sự đồng lòng của cộng đồng sản xuất bền vững cũng như sự ủng hộ của chính quyền và người tiêu dùng thì bước đường sẽ đỡ vất vả, đỡ mất thời gian.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài cuối): Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo bạn

*Anh Lê Minh Cương - Giám đốc Công ty TNHH Spicy Country, TP Thanh Hóa: Điều ý nghĩa của phiên chợ góp phần gắn kết các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, giúp những đơn vị mới bắt đầu khởi nghiệp với số vốn rất nhỏ không bị bỏ rơi lại.

Từ chợ nhỏ, các thành viên hỗ trợ nhau, giới thiệu, quảng bá sản phẩm thông qua kênh thương mại điện tử. Qua đó khách hàng tự liên hệ với người bán để mua sản phẩm ngay cả khi phiên chợ không tổ chức. Đó cũng là cách làm hiệu quả giữa thời điểm dịch bệnh COVID-19 tiếp tục bùng phát, có diễn biến ngày càng phức tạp. Thật may mắn, bắt đầu từ phiên chợ đầu tiên đã tạo cảm hứng cho các anh em khởi nghiệp từ Nam Định, Hà Nội và Bắc Kạn, đều tiến hành những phiên chợ tử tế dựa trên những nền tảng, cách thức hoạt động của Chợ nhỏ an lành Thanh Hóa.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài cuối): Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo bạn

*Chị Nguyễn Bích Liên - Chủ cơ sở sản xuất Nguyên Phong Food - thương hiệu Ôze Ngon, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn: Tôi rẽ ngang từ công việc văn phòng sang kinh doanh đồ ăn homemade một cách rất ngẫu nhiên. Đến này tôi đã có thâm niên gần 7 năm trong nghề kinh doanh đồ ăn homemade!

Gần 1 thập niên với đủ cung bậc cảm xúc khác nhau... có đôi lúc tôi cũng đã dừng chân nhưng chưa từng bỏ cuộc. Và đúc rút lại, tôi nhận ra sau tất cả còn lại trong tôi là niềm hạnh phúc vô bờ bến khi sản phẩm của mình được khách hàng tin tưởng đón nhận và ủng hộ, đồng hành.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài cuối): Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo bạn

Bước trên con đường kinh doanh của mình tôi may mắn được tham gia với cộng đồng Chợ nhỏ an lành. Đây là cộng đồng những con người yêu thích sản phẩm bản địa, những sản phẩm mà ở đó người sản xuất chau chuốt, cẩn thận, dành hết khối óc để tạo ra những sản phẩm đáng yêu, nhỏ bé và an lành. Đó có thể là thực phẩm, là thảo mộc dân gian, là thủ công mỹ nghệ, là những vật dụng thân thiện môi trường. Được kết nối cùng các bạn trong chợ nhỏ an lành với tôi là một niềm hạnh phúc, bởi ở đó tôi học được rất nhiều điều từ các bạn.

Hành trình khởi nghiệp đầy thử thách và những ước mơ, khát vọng cống hiến của mọi người luôn là động lực khiến tôi và các thành viên của Chợ nhỏ an lành ngày càng phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao giá trị sản phẩm.

*Anh Lê Văn Châu, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn Thanh Hóa: Khởi nghiệp đã và đang là vấn đề thời sự, đặc biệt đối với thanh niên. Năm 2021, Trung ương Đoàn nói chung và Tỉnh Đoàn Thanh Hóa nói riêng đã lựa chọn chủ đề “Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” làm chủ đề công tác năm, điều đó thể hiện rõ tính hành động của Đoàn, của tuổi trẻ trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phục hồi và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, khắc phục ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài cuối): Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo bạn

Thanh Hóa có hơn một triệu thanh niên, chiếm gần 50% lao động toàn tỉnh. Thời gian qua, tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên đã có sự chuyển động tích cực. Các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã có nhiều hoạt động nhằm cổ vũ, thổi niềm đam mê thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên.

Cùng với 2,15 tỷ đồng được Trung ương Đoàn phân bổ cho vay giải quyết việc làm, hơn 1.083 tỷ đồng ngân hàng chính sách xã hội cho vay ủy thác, tỉnh Thanh Hóa đã bố trí 50 tỷ đồng cho thanh niên vay vốn khởi nghiệp. Bằng nguồn vốn này nhiều đoàn viên, thanh niên đã vay vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Cùng với đó, nhằm phát huy vai trò là cầu nối giúp đoàn viên, thanh niên lập thân, lập nghiệp, Tỉnh đoàn đã phát động cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên Thanh Hóa”. Tỉnh đoàn cũng đã tổ chức thành công 7 cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp, thu hút hơn 1.000 đoàn viên, thanh niên tham gia, lựa chọn, trao giải hơn 60 dự án khởi nghiệp xuất sắc, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao; đã có 30 sản phẩm của thanh niên được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Triển khai thực hiện Đề án “Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2019-2022", tổng số dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên trên toàn tỉnh được hỗ trợ có 795 dự án.

Bên cạnh ý tưởng sáng tạo của các bạn trẻ và tinh thần dám dấn thân để khởi nghiệp thì vốn và kinh nghiệm là điều kiện quan trọng trong việc xây dựng và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nhỏ hoặc mới khởi nghiệp thường loay hoay với bài toán thiếu tiền, cho nên khi có cơ hội kinh doanh, họ không đủ sức để nắm bắt, thực hiện. Bởi vậy, để tiếp cận được nguồn vốn, quỹ khởi nghiệp nhanh nhất, hiệu quả nhất, các bạn trẻ khởi nghiệp phải chuẩn bị dự án thật tốt trước khi tiếp cận các nguồn vốn, dù đó là nguồn vốn của nhà nước hay các quỹ đầu tư trong và ngoài nước.

Để gọi vốn, trước tiên bạn phải có một ý tưởng tốt, ít nhất được người thân, bạn bè đánh giá có tính khả thi. Hãy biến ý tưởng thành một sản phẩm hữu hình bằng các nguồn lực có sẵn, các khoản vay, tiền tiết kiệm hoặc những khoản đầu tư nhỏ từ bạn bè, người thân. Chính bạn phải hiểu sản phẩm của mình là gì? Khi đã hiểu sản phẩm của mình, có thị trường và nhu cầu, thì trước nhà đầu tư bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều.

Ngọc Huấn (ghi)

Tin liên quan:
  • Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài cuối): Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo bạn
    Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 4): Đã mơ thì phải ...

    Dù còn khá trẻ nhưng Dương Ngọc Trường đã là ông chủ của thương hiệu Befine chuyên sản xuất tinh dầu, toner, hydrosol và sản phẩm thiên nhiên được chế biến từ nguồn nguyên liệu sạch của xứ Thanh. Anh mong muốn lan tỏa giấc mơ làm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ qua các vùng nguyên liệu đến sản xuất tử tế tới các bạn trẻ. Phóng viên Báo Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Dương Ngọc Trường, Tổng Giám đốc Công ty CP Befine xung quanh vấn đề này.

  • Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài cuối): Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo bạn
    Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 3): Chàng trai 8x ...

    Giữa những luống dưa kim hoàng hậu, dưa ánh sao Hàn Quốc lúc lỉu quả đang độ thu hoạch, Thanh nâng niu, chăm chút, bởi để có được những quả dưa căng tròn, ngọt giòn thanh thanh ấy, anh đã đánh đổi biết bao mồ hôi, công sức và cả những thất bại liên tiếp trên hành trình theo đuổi con đường làm nông nghiệp sạch, hướng tới nông nghiệp hữu cơ.

  • Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài cuối): Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo bạn
    Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài 2): Những câu chuyện ...

    Phía sau những chai mật ong lên men, chai tinh dầu sả, dầu bưởi mùi hương dễ chịu, vị tương cà chua dậy vị hay những quả dưa ngọt lành, thanh mát… được bày bán, giới thiệu tại chợ nhỏ an lành là câu chuyện khởi nghiệp thú vị, nhưng đầy gian nan của những người trẻ - những người dám từ bỏ những công việc vốn có để được thỏa sức làm những điều mình mơ ước, không chỉ đem lại giá trị cho bản thân mà còn hướng đến những điều tốt đẹp cho cộng đồng.

  • Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài cuối): Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo bạn
    Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 1): Lan tỏa những ...

    Chợ nhỏ an lành chỉ họp duy nhất vào sáng chủ nhật đầu tiên của tháng. Điều thú vị cảm nhận ở phiên chợ là mỗi gian hàng mang dấu ấn riêng của người sản xuất cũng như đặc trưng vùng miền của sản phẩm. Ở đó, người mua thong dong dạo chơi qua những gian hàng, người bán giới thiệu sản phẩm do mình làm ra, niềm đam mê, nỗ lực theo đuổi sản xuất theo hướng bền vững, hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp để được khẳng định mình và cống hiến cho xã hội. Đó là điều khiến cho những người đến phiên chợ thêm gần gũi, gắn kết.


Ngọc Huấn (ghi)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]