(vhds.baothanhhoa.vn) - Tiếng rao báo vắt vẻo, tay cầm sập báo, lang thang trong từng con hẻm, quán xá, bất kể nắng mưa, hình ảnh người bán báo dạo ngày càng trở nên hiếm có khó tìm. Thời đại @ mà, tất tật mọi chuyện trong thiên hạ, chỉ cần cầm chiếc smartphone bấm bấm, gõ gõ, chỉ vài giây sau, hàng loạt tin tức cần tìm hiện ngay trước mặt...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vui, buồn nghề bán báo sạp

Tiếng rao báo vắt vẻo, tay cầm sập báo, lang thang trong từng con hẻm, quán xá, bất kể nắng mưa, hình ảnh người bán báo dạo ngày càng trở nên hiếm có khó tìm. Thời đại @ mà, tất tật mọi chuyện trong thiên hạ, chỉ cần cầm chiếc smartphone bấm bấm, gõ gõ, chỉ vài giây sau, hàng loạt tin tức cần tìm hiện ngay trước mặt...

Nghề bán báo, trước nay luôn được ví von “người mang tin tức di động”, bởi vậy đã làm cái nghề này, tất thảy phải có niềm đam mê, nhiệt huyết. Cũng không ít người tỏ ra ngán ngẩm trước công việc với thu nhập ít ỏi, chỉ đủ tiền mua mớ rau hàng ngày, mặc dù công việc đó không quá đỗi nặng nhọc.

Ấy vậy mà, có những người, họ xem cái nghề này như là sở thích, đam mê. Trong số đó, có người đã gắn bó nghề bán báo ngót gần nửa đời người, cũng có những người mới tập tành bán báo, nhưng thâm niên cũng trên 4 năm. Đằng sau những sạp báo, người bán báo dạo là cả những câu chuyện đời, chuyện nghề, không thiếu niềm vui, nỗi buồn đọng lại.

Hơn chục năm trong nghề bán báo, chị Nguyễn Thị L, đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của nghề, trên sạp báo của chị đủ các tờ báo, tạp chí có tiếng. Theo chị, thị hiếu của khách hàng thường nhắm đến các tờ báo có nội dung phong phú, liên quan đến hôn nhân, chính trị, pháp luật...

“Khách bây giờ mua báo kén chọn lắm, họ phải tìm hiểu nội dung tờ báo đó viết gì, nội dung có hay, mới mẻ không, thì mới chọn mua. Trước đây chưa có báo mạng, bình quân sạp bán được 120 tờ/ ngày, thời buổi hiện nay, ai cũng cầm trên tay chiếc điện thoại, chỉ cần bấm bấm là có nội dung, thông tin cần đọc. Hàng quán ế ẩm, quá lắm chỉ bán được 20 - 30 tờ báo/ngày, chưa kể ngày mưa không bán được tờ nào”. Chị L, cho hay.

Chị Tống Thị Trang, nhân viên sạp báo tại Bưu điện tỉnh.

Đối với những người mở quầy bán báo, niềm vui duy nhất đối với họ là bán được nhiều tờ báo, lại biết thêm nhiều người, nhiều thành phần trong xã hội, có thêm kiến thức, thông tin bổ ích trong cuộc sống.

Chị Tống Thị Trang (28 tuổi), nhân viên quầy báo tại khu vực Bưu điện tỉnh đã có thâm niên 5 năm trong nghề bán báo. Tốt nghiệp Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM, cơ sở Ngã ba Môi (xã Quảng Tâm, TP Thanh Hóa), sau khi ra trường, Trang xin về Bưu điện thành phố làm việc, chẳng hiểu cơ duyên thế nào, Trang được nhận trách nhiệm phụ trách quầy báo. Từ đó, nghề bán báo “đeo bám” cô gái trẻ đến tận bây giờ. Hơn 5 năm trong nghề, khách của Trang phần lớn là “khách quen”, chỉ cần khách dừng xe bước vào sạp, cô có thể biết được khách muốn mua tờ báo nào. Trang cho biết thêm, bên cạnh các cụ cao tuổi, người đọc bây giờ đa dạng lắm, từ người học vấn cao đến công nhân, lao động, sinh viên, buôn bán nhỏ...

Nghề bán báo cần quan tâm đến tính thời sự xã hội, trong thời buổi thị trường khó khăn, bán một tờ báo không phải chuyện dễ, đòi hỏi người kinh doanh trong lĩnh vực này cần chịu khó quan sát thị hiếu, mối quan tâm của từng đối tượng bạn đọc mới mong có lãi. Theo quan sát, các quầy báo thường mở cửa từ rất sớm, đóng cửa cũng khá muộn, bởi người mua bất chợt, không cố định.

Trong nhịp sống hiện đại, thời buổi công nghệ thông tin lên ngôi, việc hàng ngày các chủ sạp vẫn miệt mài mở cửa, dẫu thu nhập không là bao, nhưng với họ được phục vụ khách hàng, mang tri thức đến cho bạn đọc bằng cả cái tâm trong nghề. Đó chính là hạnh phúc khó đong đếm.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]