“Niềm vui”... cấm thuốc lá
Từ năm 2025, việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN), các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người bị cấm. Quyết định cấm TLĐT, TLNN được xem là một “thắng lợi” trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các tổn thương phổi nghiêm trọng.
Trước đó, ngày 30/11/2024, trong nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng TLĐT, TLNN, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025.
TLĐT ngày càng phổ biến, trở thành hiểm họa ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. Cả TLĐT và TLNN đều là sản phẩm thế hệ mới.
TLĐT là sản phẩm được thiết kế để tạo ra sol khí cho người dùng hít vào. TLĐT vận hành bằng cách làm nóng dung dịch các chất chứa nicotine hoặc không chứa nicotine, chất tạo hương vị. Có ít nhất 60 hợp chất hóa học đã được tìm thấy trong dung dịch TLĐT và nhiều hợp chất khác, cùng gần 20.000 loại hương vị khác. Trong đó, có nhiều hóa chất gây nghiện, có chất độc, gây ung thư...
Còn TLNN là sản phẩm tạo ra các sol khí có chứa nicotine và hóa chất độc hại khi thuốc lá được làm nóng, hoặc khi một thiết bị có chứa thuốc lá được kích hoạt. Những sol khí này được người dùng hít vào bằng cách sử dụng một thiết bị. Chúng chứa các chất gây nghiện cao, nicotine cũng như các chất phụ gia... Những tinh chất, dung dịch trong TLĐT và TLNN do người sản xuất hoặc người dùng cho vào theo nhu cầu. Điều này cũng dẫn đến việc khó kiểm soát các loại dung dịch trong thuốc lá thế hệ mới, không loại trừ chất gây nghiện, thậm chí là ma túy (theo Vnexpress).
Khi TLĐT xuất hiện và được sử dụng, nhiều người trẻ lầm tưởng sản phẩm thuốc lá thế hệ mới này sẽ giảm bớt ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, thậm chí là dùng TLĐT để “cai nghiện” thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng nghiêm trọng của TLĐT, TLNN đến sức khỏe người dùng, đặc biệt là cơ quan hô hấp và tim mạch. Sử dụng lâu dài có thể gây độc tế bào và nguy cơ phát triển ung thư. Bởi các chất độc hại với cơ thể người do TLĐT, TLNN gây ra phần lớn đến từ các hóa chất (tạo khói và tạo mùi).
Theo các chuyên gia y tế, đến nay chưa có một bằng chứng nào chứng minh TLĐT, TLNN ít gây hại với sức khỏe người sử dụng hơn thuốc lá điếu truyền thống. Trả lời trên các phương tiện thông tin đại chúng, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho rằng “công nghiệp thuốc lá sử dụng chiêu bài TLĐT không có nicotine để che mắt người dùng và cơ quan quản lý. Các sản phẩm thuốc lá mới rất độc hại cả về ngắn hạn và dài hạn. Nếu không được ngăn chặn hiệu quả, thuốc lá mới sẽ có nguy cơ cao tạo ra một thế hệ trẻ nghiện nicotine và nhấn chìm những kết quả của phòng, chống tác hại thuốc lá trong những năm gần đây”.
Cũng theo Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, các sản phẩm TLĐT, TLNN không có tác dụng cai thuốc lá thông thường. Ngược lại, chính các sản phẩm này lại gây nghiện. Hơn nữa, chúng còn dẫn đến tình trạng sử dụng đồng thời cả TLĐT, TLNN và thuốc lá thông thường. Việc sử dụng TLĐT còn làm tăng nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá thông thường gấp 2 - 3,5 lần.
Theo Bệnh viện K, gần 97% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá.
Một số liệu khảo sát được công bố cho thấy, thời gian qua tỉ lệ người sử dụng TLĐT tăng nhanh. Đáng nói, việc sử dụng TLĐT tập trung ở nhóm người trẻ, xem việc sử dụng TLĐT, TLNN như một xu hướng và ngộ nhận đó là sự sành điệu?! Sự ngộ nhận đã khiến cho TLĐT, TLNN có điều kiện xâm nhập môi trường học đường, gây nhiều hệ lụy.
Trước đó, tại phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thông tin, mỗi năm Việt Nam có ít nhất 40.000 người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi... Nghiên cứu tại Bệnh viện K cho thấy, có gần 97% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá. Đặc biệt, TLĐT gây tác hại nghiêm trọng, gây các tổn thương phổi cấp, ngộ độc, tăng nguy cơ sử dụng ma túy.
Số liệu thống kê của Bộ Công an cho biết, từ năm 2020 đến quý 1 năm 2024, công an cả nước phát hiện, xử lý trên 700 vụ (liên quan) đến TLĐT, TLNN. Trong đó, có nhiều vụ trộn ma túy vào thuốc lá thế hệ mới.
Và theo một thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thuốc lá gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn thế giới, trong đó hơn 7 triệu ca tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và hơn 1 triệu ca tử vong do hút thuốc thụ động.
Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thanh Bình, Giám đốc Bệnh viện Phổi Thanh Hóa, cho biết: “Dù là thuốc lá điếu truyền thống hay TLĐT, TLNN thì đều gây ra những tác hại với sức khỏe con người. Việc Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng TLĐT, TLNN, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025 là điều thực sự đáng mừng. Tuy nhiên, bên cạnh các quy định cấm thì bản thân mỗi người, đặc biệt là các bạn trẻ cần thực sự nhận thức sự nguy hại của thuốc lá, từ đó tránh xa. Vì sức khỏe chính mình, người thân và cộng đồng. Để phòng, chống tác hại của thuốc lá, ngay hôm nay, cần sự lên tiếng, hành động mạnh mẽ của chính mỗi người trong xã hội”.
Bài và ảnh: Trang Bùi
{name} - {time}
-
2025-01-06 14:32:00
“Thủ phủ” quất cảnh xứ Thanh rực rỡ sắc vàng phục vụ Tết Ất Tỵ
-
2025-01-06 10:15:00
Cảnh giác dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hội dịp Tết
-
2025-01-04 07:56:00
Tết ấm cho em: Đón tết trong những ngôi nhà mới
Dự báo thời tiết 4/1: Bắc Bộ, Thanh Hóa lạnh về đêm và sáng, ngày nắng
Xứng danh “Cán bộ hội cơ sở giỏi”
Tết ấm cho em: Đem xuân lên vùng cao
Dự báo thời tiết 3/1: Bắc Bộ, Thanh Hóa ngày nắng, có nơi nhiệt độ cao nhất 26 độ C
Số hóa góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di tích
Mối lo ngại về thách thức bảo trì của các hãng hàng không giá rẻ
Sau 3 năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020: Rác thải vẫn ngổn ngang
Chính sách nghỉ hưu trước tuổi từ 1/1/2025: Điều kiện và chế độ
“Lạc” vào phố hoa, cây cảnh lớn nhất TP Thanh Hóa