Nỗi niềm trường "chất lượng cao”: Bình mới, rượu cũ?
Trường THCS chất lượng cao không có trong quy định của Luật Giáo dục. Nhưng nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn triển khai, thực hiện “mô hình” này. “Mô hình” khiến cho liên tưởng đến loại hình trường chuyên, lớp chọn đã bị xóa bỏ cách đây 25 năm. Vì phần lớn những trường gọi là chất lượng cao hiện nay có tiền thân là trường THCS năng khiếu.
Trường THCS Triệu Thị Trinh được xây dựng thành trường THCS chất lượng cao của huyện Triệu Sơn.
Xây dựng trường "chất lượng cao" là hết sức cần thiết!?
Năm học 2021-2022, đánh dấu mốc thời gian thực hiện Đề án xây dựng Trường THCS Triệu Thị Trinh thành trường THCS chất lượng cao của huyện Triệu Sơn. Một trang mới mở ra với nhiều kỳ vọng cho ngôi trường này.
Trong khi đó, nhiều năm chất lượng giáo dục đại trà của huyện Triệu Sơn được nâng lên, chất lượng giáo dục mũi nhọn được duy trì. Kết quả dự thi học sinh giỏi của huyện luôn đứng top 10 trong tỉnh (từ năm học 2012-2013)...
Tuy nhiên, những thành tích đạt được vẫn còn khiêm tốn. Chất lượng giáo dục Triệu Sơn vẫn chưa có sự bứt phá, chưa tương xứng với tiềm năng, nội lực của huyện. Một trong những nguyên nhân đã chỉ ra rằng, do Triệu Sơn chưa có trường chất lượng cao làm nòng cốt nên chưa tạo sự lan tỏa để nâng cao chất lượng giáo dục. Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn, ông Lê Quang Trung nhớ lại: “Khi xây dựng trường chất lượng cao, huyện không vội nhưng thấy hết sức cần thiết. Chúng tôi đã tham khảo một số trường ở trong tỉnh đã thực hiện trước đó. Lúc đấy cũng phải làm bài toán so sánh, rằng tại sao đơn vị khác làm được mà mình thì không. Và huyện đã quyết tâm xây dựng đề án”.
Thực tế, trường "chất lượng cao” ở bậc THCS ra đời đã tạo cú hích về chất lượng giáo dục mũi nhọn cho các địa phương trong tỉnh. Đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong tạo nguồn học sinh giỏi cho Trường THPT chuyên Lam Sơn và các trường THPT trên địa bàn. Nhưng xung quanh cụm từ trường "chất lượng cao” này, vẫn còn nhiều điều đáng bàn và suy ngẫm... |
Tại TP Sầm Sơn, vào năm 2015, thành phố này cũng đã ra quyết định thành lập Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ trên cơ sở khối chất lượng cao THCS. Cách đó 17 năm, tức năm 1998, Sầm Sơn từng có khối chuyên bậc THCS. Tuy nhiên, khối chuyên này cũng chỉ kéo dài được 5 năm. Vào năm 2003, khối chuyên bị xóa bỏ nhưng TP Sầm Sơn vẫn tiếp tục duy trì khối chất lượng cao. Sau năm 2003, khối chất lượng cao này cũng không còn. Dù lúc bấy giờ, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã tạo mọi điều kiện tốt nhất của ngành để đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi như tuyển chọn học sinh từ cuối năm học lớp 8 qua kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố, thành lập đội tuyển ngay từ đầu năm học lớp 9 nhưng chất lượng học sinh giỏi bậc THCS của Sầm Sơn vẫn giảm, xếp thứ hạng thấp trong tỉnh. “Từ thực tế này cho thấy, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi phải được làm thường xuyên, liên tục từ lớp dưới. Đối với khối THCS phải phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi từ lớp 6, nếu đến lớp 9 mới bồi dưỡng thì không thể có kết quả cao”, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Sầm Sơn, ông Phạm Xuân Trưởng, cho biết.
Không dừng ở đây, vào năm 2014, TP Sầm Sơn đã thành lập khối chất lượng cao, tuy nhiên khối chất lượng cao này chưa phát huy được vai trò, chất lượng dạy và học chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. 1 năm sau đó, sự ra đời của Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ với tiêu chí nâng cao chất lượng giáo dục đã tạo môi trường giáo dục tốt nhất để giáo viên và học sinh có thể phát huy tối đa năng lực, đặc biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn của TP Sầm Sơn.
Đến nay, phần lớn các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thành lập trường THCS chất lượng cao hoặc trường THCS có yếu tố chất lượng cao. Mục tiêu của các đơn vị khi xây dựng trường THCS chất lượng cao là nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi các môn văn hóa. Đồng thời, tạo điều kiện để học sinh được thụ hưởng một môi trường học tập tốt nhất. Đây cũng là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên THCS có trình độ cao đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Liệu có mơ hồ khái niệm?
Nhìn nhận một thực tế, xây dựng trường THCS chất lượng cao nhưng cụm từ “chất lượng cao” trên logo, bảng hiệu của các nhà trường hoàn toàn không được nhắc đến. Cụm từ “chất lượng cao” chỉ được gọi tên trong đề án. Đối chiếu với quy định của pháp lý giáo dục Việt Nam: không có trường THCS chất lượng cao mà chỉ có trường THPT chuyên nên việc không thể “trưng” cụm từ “chất lượng cao” trên logo, bảng hiệu nhà trường cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, có một mâu thuẫn, vẫn biết mô hình trường THCS chất lượng cao không phù hợp với quy định hiện hành và Luật Giáo dục thì tại sao các địa phương vẫn đầu tư xây dựng trường chất lượng cao hay trường có yếu tố chất lượng cao?
“Trong hệ phổ thông, theo quy định Pháp lý Giáo dục Việt Nam chỉ còn tồn tại 4 loại hình: Trường phổ thông có 3 cấp học: Tiểu học, THCS, THPT hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học. Trường chuyên chỉ có ở cấp học THPT (trường chuyên cấp THCS đã bãi bỏ). Trường dân tộc nội trú gồm THCS và THPT. Trường chuyên biệt trẻ mồ côi cơ nhỡ (SOS) và trẻ khuyết tật.” |
Qua 2 câu chuyện ở Trường THCS Triệu Thị Trinh (Triệu Sơn) và Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ (TP Sầm Sơn) đã đề cập ở trên, cho thấy, một trong những nguyên nhân của sự ra đời trường chất lượng cao đó là các đơn vị mong muốn có sự bứt phá về chất lượng giáo dục mũi nhọn, đáp ứng được yêu cầu học tập của Nhân dân và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Không có trường THCS chất lượng cao nhưng vẫn xây dựng, phê duyệt, thực hiện đề án. Như vậy, có hay không sự mơ hồ về khái niệm trường “chất lượng cao” ở đây.
Thực tế ở Thanh Hóa, việc xây dựng trường THCS chất lượng cao hoặc trường THCS có yếu tố chất lượng cao không phải tự phát. Tại Quyết định số 986/QĐ-UBND ngày 24/3/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa đã nêu rõ: Duy trì và phát triển hệ thống trường trung học chất lượng cao giai đoạn 2015-2020 tầm nhìn đến năm 2030, bảo đảm mỗi huyện có một trường THCS chất lượng cao. Tại Quyết định số 700-QĐ/TU ngày 10/9/2021 của Tỉnh ủy Thanh Hóa, nêu: Khuyến khích xây dựng trường THCS trọng điểm chất lượng cao ở các địa phương nhằm tạo nguồn học sinh giỏi cho Trường THPT chuyên Lam Sơn và các trường THPT trên địa bàn.
Theo đó, nhiều địa phương đã “bắt tay” đầu tư, xây dựng “mô hình” trường THCS “chất lượng cao”. Tất nhiên, việc thực hiện không dễ, dù “mô hình” này gần giống với loại hình trường chuyên, lớp chọn đã bị xóa bỏ trước đây, như bình mới, rượu cũ. Và dù dưới hình thức nào thì hiện tượng dùng “bình mới “để tạo lại” rượu cũ" là đã đi ngược lại về Pháp lý Giáo dục Việt Nam.
Bài và ảnh: Vi An
{name} - {time}
-
2024-11-21 10:02:00
Thận trọng với đồ ăn vặt trước cổng trường
-
2024-11-20 06:38:00
Cô giáo cuộc đời tôi...
-
2023-11-29 09:32:00
Sự học ở Suối Tôn
Tinh thần khuyến học
Giáo dục trên đại ngàn vùng cao Mường Lát: Khát vọng “nở hoa”: Từ thực tế đến những quyết tâm
Thạch Thành nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Vượt gian khó theo đuổi ước mơ: Chuyện của những thầy, cô giáo người Mông đầu tiên
Khi cái khó vẫn “bó” con chữ
Thanh Hóa có 3 nhà giáo được tặng danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc
Chữ thầy dẫn lối con đi
Tôn vinh nghề giáo - nghĩ chuyện làm thầy
“Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”