Phường Đông Cương nhân rộng các mô hình kinh tế
Song song nhiệm vụ đầu tư, xây dựng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, phường Đông Cương (TP. Thanh Hóa) rất chú trọng phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp đạt hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động.
Hiện nay trên địa bàn phường Đông Cương có nhiều hộ gia đình trồng giống hoa đem lại giá trị kinh tế cao.
Nhiều hộ dân ở đây đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng trọt các loại cây ăn quả, kết hợp chăn nuôi thương phẩm, bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao.
Hiện trên địa bàn phường cây hoa được trồng quanh năm, tập trung ở các khu phố 1,2,4,5,6, với hơn 200 hộ trồng. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của phần lớn hộ dân nơi đây.
Một số hộ dân trồng hoa tại đây cho biết, trước đây hoa chỉ được trồng một vụ phục vụ tết là chủ yếu, song thời gian nhiều gia đình chuyển sang trồng trái vụ, cho hiệu quả rõ rệt.
Mô hình trồng giống hoa cúc của ông Nguyễn Văn Bằng ở phố 3 là một ví dụ. Từ diện tích đất ruộng bỏ hoang, năm 2007 gia đình ông thuê lại, cải tạo để trồng giống hoa cúc. Gia đình hiện có trên 5.000m2 đất trồng hoa giống phục vụ cho các hộ trong vùng và địa phương lân cận. Trừ chi phí trung bình hàng năm thu nhập của gia đình từ nghề trồng giống hoa dao động trên dưới 200 triệu đồng.
Trên địa bàn Đông Cương còn có một số mô hình làm ăn hiệu quả, cho thu nhập cao, nhất là các mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp thương phẩm.
Mạnh dạn chuyển đổi đất lúa sang mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt được vài năm trở lại đây, mô hình hộ gia đình anh Lê Thanh Bình (khu phố 7) được đánh giá có tính bền vững. Được sự gợi ý, quan tâm, hỗ trợ của UBND phường hỗ trợ mở rộng diện tích đất nông nghiệp, anh tiếp tục thuê đất trồng ổi tứ quý với hơn 200 gốc, thanh long, mít thái, na thái…
Đến nay, gia đình tiếp tục đầu tư 4 ao nuôi ốc nhồi với diện tích trên 1.500 m2, ngoài ra còn cung cấp giống ốc nhồi cho một số huyện: Đông Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa và một số phường, xã trên địa bàn thành phố. Từ mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt, thu nhập của gia đình đạt trên 200 triệu/năm.
Nhiều gia đình chuyển đổi diện tích đất kém chất lượng sang nuôi ốc nhồi thương phẩm.
Không chỉ riêng hộ anh Bình, hiện nay phường Đông Cương có hơn 100 hộ chuyển đổi mô hình trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao như mô hình xây dựng tuần hoàn sinh thái, mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi thương phẩm…
Ông Lê Đình Toàn, Phó Chủ tịch UBND phường Đông Cương cho biết trong những năm gần đây việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi kết hợp áp dụng khoa học - kỹ thuật được người dân trên địa bàn chú trọng. Nhiều mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, ước đạt 500 - 550 triệu đồng/ha/năm.
TRUNG LÊ
{name} - {time}
-
4 giờ trước
Bộ Giáo dục Đào tạo thông tin việc dạy học 2 buổi mỗi ngày ở cấp THCS và PTTH
-
6 giờ trước
Bản tin Tài chính 7/4: Giá vàng chốt tuần đầy biến động, người mua lỗ nặng
-
04:15 27/09/2021
Bản lĩnh của người trẻ trong việc “bất ly nông, bất ly hương”
Bên trong trại sản xuất giống thủy sản
Tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên nhờ nghề mây tre đan
Vai trò của tổ chức đoàn trong phòng, chống tội phạm
Mưa lớn kéo dài gây ngập úng cục bộ tại huyện Như Thanh
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường của xã Ngư Lộc chìm trong biển nước
Huyện Mường Lát tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội
Lang Chánh nâng cao chất lượng công trình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh
Triệu Sơn trước ngưỡng cửa huyện nông thôn mới
Dấu ấn cán bộ văn hóa cơ sở ở miền núi: Những tuyên truyền viên “rạc chân” vào bản