(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Là xã ven biển huyện Quảng Xương, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, nhưng sau hơn 5 năm xây dựng NTM, Quảng Lưu đã gần cán đích. Đặc biệt xã đã bảo tồn, phát huy được truyền thống bản sắc văn hóa quê hương gắn với các di tích cấp tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quảng Lưu: Phát huy bản sắc văn hóa quê hương trong xây dựng NTM

(VH&ĐS) Là xã ven biển huyện Quảng Xương, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, nhưng sau hơn 5 năm xây dựng NTM, Quảng Lưu đã gần cán đích. Đặc biệt xã đã bảo tồn, phát huy được truyền thống bản sắc văn hóa quê hương gắn với các di tích cấp tỉnh.

Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã khóa XXVIII, nhiệm kỳ (2015 - 2020) đã ban hành 2 chương trình phát triển kinh tế xã hội trọng tâm: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang dịch vụ thương mại và công nghiệp; xây dựng đời sống văn hóa NTM. Theo đó xã đã ban hành thực hiện quy chế cưới, tang, lễ hội. Để thực hiện tốt nghị quyết này, Đảng bộ và nhân dân xã đã nỗ lực, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Theo ông Mai Xuân Chiến - Chủ tịch UBND xã: Xuất phát điểm xây dựng NTM, Quảng Lưu mới đạt 6 tiêu chí, nhưng nay đã gần về đích NTM. Có được kết quả trên là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhân dân đồng tâm ủng hộ. Xã đã chú trọng tiêu chí quy hoạch ngay từ đầu vì đây là tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM. Do đó, các quy hoạch được chú trọng ngay từ đầu như sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, phát triển hạ tầng KT-XH, môi trường theo chuẩn mới; phát triển các khu dân cư văn minh gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa quê hương.

Một góc chùa Mậu Xương.

Vì thế, Đảng ủy đã ban hành Nghị quyết 01 về tăng cường lãnh đạo công tác môi trường, UBND xã xây dựng chương trình ký kết với Công ty Môi trường xanh thu gom xử lý rác thải, thành lập tổ thu gom rác thải. Đến nay môi trường trên địa bàn đảm bảo vệ sinh, rác thải được xử lý đến nơi quy định. Bên cạnh đó là việc xây dựng 3 khu nghĩa trang gồm hung táng và cát táng cho 16 thôn.

Trong phát triển kinh tế, xã đã phát huy được thế mạnh địa phương xây dựng được vùng rau an toàn 9 ha có hiệu quả cung cấp cho thị trường nội địa; chuyển đổi đất nông nghiệp 2 lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại tổng hợp 3,1 ha nuôi cá, nuôi dê, bò sinh sản, trồng cây dược liệu (đinh lăng, xả, gấc) và cây ăn quả (bưởi). Nhiều hộ có cách làm sáng tạo, nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích như: xung quanh đào ao tiêu thủy thả cá, quy hoạch chuồng trại chăn nuôi, trồng bưởi xanh và một số rau an toàn.

Vùng sản xuất rau an toàn của xã.

Đặc biệt xã còn mạnh dạn khuyến khích, hướng dẫn người dân tự bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ Quán theo hình thức BOT gần 2 tỷ đồng nên đã thu hút được nhiều người dân trong vùng vào kinh doanh có hiệu quả (từ 48 hộ lên 128 hộ). Ngoài ra còn tạo được cú hích trong thực hiện kích cầu cho các thôn sớm hoàn thành các tiêu chí như: hỗ trợ mỗi thôn 10 triệu đồng chỉnh trang nhà văn hóa.

Từ đó, xã đã vận động, kêu gọi con em địa phương cùng tham gia đóng góp để chỉnh trang xây dựng nhà văn hóa cũng như đường làng, ngõ xóm. Vì thế, tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa là tiêu chí khó thực hiện đối với xã thuần nông nhưng đã nhanh chóng về đích. 16 thôn đã có nhà văn hóa, khu thể thao đảm bảo tiêu chuẩn. Xã có nhà văn hóa, khu thể thao, sân vận động đáp ứng yêu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần cho nhân dân.

Ba di tích cấp tỉnh: Chùa Mậu Xương và đền thờ Nguyễn Hữu Huân, nhà thờ Mai Thế Tế được trùng tu xây dựng từ nguồn kinh phí đóng góp của các bản hội và nhân dân. Chùa Mậu Xương có bề dày hơn 500 năm, được xây dựng lại năm 1991 trên diện tích 9.764 m2. Mỗi năm đón hơn 10 nghìn lượt khách trong và ngoài tỉnh. Lễ hội làng vào ngày 14-15/1 Âm lịch; Lễ húy kỵ Phật tổ ngày 28/1; giỗ tế tổ 10/3… Các ngày lễ đều tổ chức trọng thể và hành lễ theo kinh sách lưu lại của Nội đạo. Hiện chùa đã hoàn thành cung chính tẩm, cung tổ, trung đường, tiền đường, nhà xuyên, nhà hộ pháp, 2 nhà bia, tháp chuông, cổng tam quan, nhà khách…

Trong có đồ thờ tượng Phật cổ và tứ Thánh, đồ đồng, đồ gốm, có lô nhang bằng đá cổ thời Lê Thần Tông… Xung quanh vườn chùa được trồng cây xanh, sân đặt cây cảnh, bể cạn, bể hòn ngọc, ao chùa tương đối khang trang theo quy hoạch tổng thể. Được biết đến năm 2020 khu di tích này tiếp tục xây dựng tiếp 5 công trình, 2 tiền đường bên cung tổ và cung mẫu tạo điểm nhấn cho nhân dân, khách tham quan về dâng hương và vãn cảnh. Nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân mong muốn được Bộ VH,TT&DL sớm công nhận di tích chùa Mậu Xương là Di tích cấp Quốc gia.

P.V



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]