(vhds.baothanhhoa.vn) - Chùa Tạu (chùa Xuân Phả) còn có tên chữ là Hồi Long tự thuộc xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân có lịch sử xây dựng hàng nghìn năm và được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia năm 1993. Dù qua 7 lần trùng tu, tôn tạo nhưng đến nay chùa Tạu là một trong số ít chùa ở xứ Thanh vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, rêu phong.

Rêu phong Chùa Tạu

Chùa Tạu (chùa Xuân Phả) còn có tên chữ là Hồi Long tự thuộc xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân có lịch sử xây dựng hàng nghìn năm và được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia năm 1993. Dù qua 7 lần trùng tu, tôn tạo nhưng đến nay chùa Tạu là một trong số ít chùa ở xứ Thanh vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, rêu phong.

Rêu phong Chùa Tạu

Dẫn chúng tôi tham quan chùa, Nghệ nhân ưu tú Đỗ Đình Tạ (84 tuổi), người cầm trống lâu nhất trong làng cho biết: Từ khi tôi sinh ra, ngôi chùa đã luôn là nơi thờ cúng linh thiêng của mọi người. Hàng năm cứ đến các ngày lễ lớn như: rằm tháng Chạp,mùn 5 tháng Giêng, rồi ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh, bà con trong vùng, các tăng ni, phật tử khắp nơi tập trung về chùa làm lễ Phật, cầu kinh mong những điều phước lành.

Rêu phong Chùa Tạu

Mang đậm phong cách kiến trúc của thời Nguyễn muộn. Vật liệu cấu trúc chùa là gỗ, gạch, ngói mũi. Kết cấu kiến trúc chữ Đinh, gồm nhà bái đường năm gian, phần hậu cung 3 gian.

Rêu phong Chùa Tạu

Trên đại bờ (bờ nóc) có hai con kìm được đắp bằng vôi vữa châu đầu vào nhau.

Rêu phong Chùa Tạu

Phía trước sân chùa, mỗi bên có một cột nanh hình khối vuông cao hơn nóc chùa.

Rêu phong Chùa Tạu

Dù bị tàn phá nhiều, nhưng những dòng chữ cổ vẫn còn giữ được.

Theo các cụ truyền lại, ngôi chùa này được làm bằng tranh tre bên gần bờ sông. Sau này do điều kiện lịch sử, chùa di chuyển vào nội đê trên bờ vùng Tạu (làng Xuân Phả). Trên thượng lương khắc dòng chữ Hán ghi niên đại dựng chùa là “Đinh triều Canh Thìn” (năm 980).

Trong cuốn “Chùa xứ Thanh” có ghi: Nét đặc trưng của chùa Tạu là ngoài thờ Phật còn thờ thần (nhân thần, thiên thần). Chùa mở hội vào ngày mùng 5 Tết Nguyên đán, kéo dài một tháng cùng với diễn xướng trò Xuân Phả. Vì thế mới có câu “Mồng 5 chùa Tạu/ Mồng 6 chợ Neo” (chợ Neo nằm cách chùa Tạu không xa).

Ngôi chùa gắn liền với trò diễn Xuân Phả. Điều này minh chứng cho tính chủ động trong quá trình tiếp thu, hội nhập Phật giáo từ bên ngoài vào Việt Nam. Chùa Tạu không phải là công trình kiến trúc có quy mô lớn, không được trang trí điêu khắc đặc sắc, nhưng chính sự cổ kính, thâm nghiêm lại tạo nên nét đẹp riêng với ngôi chùa này.

Kiều Huyền


Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]