(vhds.baothanhhoa.vn) - Với mong muốn tạo nên một sản phẩm đặc trưng, mang hương vị của núi rừng, cô gái trẻ 9X Nguyễn Lê Ngọc Linh (SN 1990), dân tộc Thổ, xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân đã mày mò, nghiên cứu, sáng tạo nên mật ong lên men tươi bản Thổ để xây dựng sản phẩm OCOP trong năm 2023.

Sản phẩm mật ong lên men tươi bản Thổ trên hành trình khẳng định thương hiệu OCOP

Với mong muốn tạo nên một sản phẩm đặc trưng, mang hương vị của núi rừng, cô gái trẻ 9X Nguyễn Lê Ngọc Linh (SN 1990), dân tộc Thổ, xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân đã mày mò, nghiên cứu, sáng tạo nên mật ong lên men tươi bản Thổ để xây dựng sản phẩm OCOP trong năm 2023.

Sản phẩm mật ong lên men tươi bản Thổ trên hành trình khẳng định thương hiệu OCOP

Sau khi tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2013, Linh về làm truyền thông cho một công ty thuộc NXB Giáo dục Việt Nam. Công việc ổn định, mức lương tạm ổn, thế nhưng cô gái trẻ ấy vẫn luôn ấp ủ giấc mơ phát triển kinh tế rừng ngay trên mảnh đất quê hương. Năm 2018, mặc sự phản đối của gia đình, Linh quyết tâm trở về quê hương, trồng rừng, bắt đầu khởi nghiệp bằng mô hình “Vườn rừng bản Thổ”. Mô hình là sự đan xen trồng các loài cây rừng quý như lim, trám, mắc khén, dổi… kết hợp các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bưởi, cam, ổi, mít. Đặc biệt, dưới tán rừng, Linh còn nuôi thêm ong lấy mật.

Linh chia sẻ, phần lớn diện tích của Như Xuân là rừng núi, ong sống nhờ rừng, nhờ hoa rừng và ngược lại ong lại giúp cho hệ sinh thái của rừng bền vững hơn, cân bằng hơn, ong giúp cây cối thụ phấn và duy trì sự phát triển. Hơn nữa, nghề nuôi ong giúp người nông dân có thu nhập tốt hơn mà không cần phá rừng.

Sản phẩm mật ong lên men tươi bản Thổ trên hành trình khẳng định thương hiệu OCOP

Mật ong khi lên men rất hữu ích với con người, giúp cung cấp các chất dinh dưỡng, các axit amin, đã được phân giải dễ hấp thụ và lượng lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Sản phẩm mật ong lên men tươi bản Thổ trên hành trình khẳng định thương hiệu OCOP

Để tạo ra một sản phẩm mang lại sức khỏe cho người tiêu dùng, vừa là đặc sản riêng cho vùng quê Như Xuân, vừa đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tạo nên thương hiệu mật ong rừng. Mật ong lên men tươi bản Thổ của HTX bản Thổ xây dựng đảm bảo theo quy trình kỹ thuật từ các khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, Với việc đưa máy móc tiên tiến thay thế thiết bị thủ công truyền thống đã tạo ra sản phẩm mật ong thiên nhiên chất lượng, hòa quyện sánh mịn, vàng óng, hương vị thơm ngon hơn nhiều so với mật được quay thủ công, tạo nên một sản phẩm riêng biệt. Với việc nuôi mô hình mẫu, đơn vị liên kết nuôi ong tại bìa rừng khoảng 4.000 đàn, cho sản lượng trung bình 18 tấn/năm.

Điều đáng nói, năm 2020 sản phẩm mật ong lên men bản Thổ của cô gái trẻ 9X vinh dự đạt giải đặc biệt trong cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thanh niên nông thôn”; giải Nhất cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên tỉnh Thanh Hóa năm 2021”; năm 2022 đạt giải xuất sắc, tiêu biểu trong cuộc thi “Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp” do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]