Sẽ triển khai thí điểm Chương trình Giáo dục mầm non mới ở 20 tỉnh, thành phố
Theo lộ trình dự kiến, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ triển khai thí điểm Chương trình Giáo dục mầm non mới trong ba năm học liên tiếp 2025-2026, 2026-2027, 2027-2028 tại 120 cơ sở giáo dục mầm non ở 20 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền trên cả nước.
Chương trình giáo dục mầm non mới sẽ được thí điểm trước khi triển khai đại trà. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Sau thời gian thí điểm, Bộ sẽ tổ chức rút kinh nghiệm, tiếp tục hoàn thiện nội dung Chương trình giáo dục mầm non mới và dự kiến triển khai đại trà tại các cơ sở giáo dục mầm non trên cả nước vào năm học 2029-2030.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết tại hội thảo về công tác chuẩn bị thí điểm Chương trình giáo dục mầm non mới; tham vấn quy trình thí điểm; các biểu mẫu báo cáo kết quả thí điểm Chương trình Giáo dục mầm non. Hội thảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hôm nay, 19/12, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Ông Minh cho hay chương trình giáo dục mầm non hiện hành được ban hành và triển khai 15 năm (từ năm 2009 đến nay) có nhiều ưu điểm như: Chương trình khung, có tính chất mở; đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ; bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo; thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi.”
Tuy nhiên, trước sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn trong nước, khu vực và quốc tế, Chương trình giáo dục mầm non hiện hành đã bộc lộ bất cập, chưa bắt kịp yêu cầu về phát triển phẩm chất, năng lực của người học trong bối cảnh đổi mới; chế độ sinh hoạt của trẻ tại nhà trường gây áp lực cho giáo viên; giáo viên chưa phát huy được tính linh hoạt, sáng tạo trong quá trình nuôi dưỡng, giáo dục trẻ... Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện xây dựng Chương trình giáo dục mầm non mới.
Việc tổ chức thí điểm là sự thận trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo để hướng tới ban hành Chương trình giáo dục mầm non mới. Từ những bất cập nảy sinh trong quá trình thí điểm sẽ có những giải pháp bổ sung các nguồn lực như năng lực của đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất... để khi triển khai đại trà, cán bộ quản lý và giáo viên sẽ không gặp lúng túng./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-22 15:10:00
Học thêm và câu chuyện người lớn có đang “đánh cắp” tuổi thơ của con trẻ
-
2024-12-20 14:56:00
Có cần thiết cho học sinh dùng điện thoại trên lớp?
-
2024-12-20 08:04:00
Hội nhập quốc tế trong GD-ĐT: Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học
Đại học FPT công bố gói học bổng chưa từng có trong mùa tuyển sinh 2025
Cô giáo tiểu học hết mình vì học sinh thân yêu
Sinh viên quốc tế được khuyên trở lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức
Xã hội hóa, đa dạng hóa SKG: Công cụ hỗ trợ tích cực cho đổi mới giáo dục
Thêm đơn vị được Bộ GD-ĐT phê duyệt thi chứng chỉ tiếng Anh, tiếng Nhật
Cơ hội tiếp nhận trợ giảng tiếng Anh bản ngữ cho trường THPT chuyên, đại học
Hơn 150 cơ sở giáo dục đại học cùng bàn cách đổi mới quản trị
“Thoát ly” khỏi sách giáo khoa là điều nên làm
Xây dựng môi trường học đường an toàn