(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Những năm qua, phong trào ‘Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa’ trên địa bàn tỉnh đã không ngừng được nâng cao, tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến các lĩnh vực của đời sống KT-XH. Phong trào đã khơi gợi được tiềm năng, sức mạnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị xã hội, góp phần nâng cao đời sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đời sống tinh thần phong phú của nhân dân...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sức mạnh phong trào ‘Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa’

(VH&ĐS) Những năm qua, phong trào ‘Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa’ trên địa bàn tỉnh đã không ngừng được nâng cao, tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến các lĩnh vực của đời sống KT-XH. Phong trào đã khơi gợi được tiềm năng, sức mạnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị xã hội, góp phần nâng cao đời sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đời sống tinh thần phong phú của nhân dân...

Nhân rộng các mô hình cả bề rộng lẫn chiều sâu đã và đang là cách làm có hiệu quả về phong trào này tại rất nhiều địa phương, đơn vị. Từ mô hình làng văn hóa Đông Cao, xã Trung Chính, huyện Nông Cống, nhiều địa phương trong tỉnh đã học tập, vận động nhân dân xây dựng làng văn hóa. Các làng Ngọc Liên (Nga Sơn), làng Duy Tinh (xã Văn Lộc, huyện Hậu lộc), làng Tran Hạ, xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc… lần lượt tổ chức khai trương xây dựng làng văn hóa. Rút kinh nghiệm những đơn vị đầu tiên, với những cách làm linh hoạt, phong trào xây dựng làng văn hóa không ngừng được phát triển ở nhiều địa phương. Huyện Thiệu Hóa được đánh giá là một trong những điểm sáng trong phong trào này. Tính đến nay, toàn huyện đã có 206 số thôn, làng được công nhận danh hiệu văn hóa, số hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa 85%; tất cả các làng, phố đều xây dựng được hương ước, quy ước và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển.

Chia sẻ kinh nghiệm, ông Lê Duy Sơn - Trưởng phòng VHTT huyện Thiệu Hóa cho biết: Đối với địa phương, phong trào ngày càng đi vào chiều sâu kể từ khi có chương trình xây dựng nông thôn mới. Tất cả những nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được cụ thể hóa thành những tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Thông qua công tác tuyên truyền, người dân đã nắm rõ được danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư tiên tiến, khu dân cư văn hóa, có ý thức thực hiện quy ước, hương ước, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nhờ thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong nhân dân nên đến nay toàn huyện có 168 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ VH,TT&DL; 13 xã được công nhận danh hiệu xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.

Thời gian qua, Thanh Hóa đã tổ chức nhiều lễ hội, góp phần cổ vũ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" phát triển. (Ảnh: Thu Trang)

Cũng kể từ khi thực hiện phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng “Đô thị văn minh, công dân thân thiện”, TP Thanh Hóa là điểm sáng của cả nước trong phong trào xây dựng nhà văn hóa phố, thôn, đã được nhiều tỉnh trong cả nước đến học tập kinh nghiệm. Ông Hà Huy Tâm - Trưởng phòng VHTT thành phố cho biết: Từ thực tiễn của phong trào, trước nhu cầu bức xúc của nhân dân về việc không có nhà văn hóa để hội họp và tổ chức các hoạt động tại cộng đồng dân cư. Từ những năm 2001, thành phố đã quyết nghị về việc hỗ trợ đổi đất và kinh phí xây dựng NVH phố, thôn và giao chỉ tiêu cho các phường, xã, xác định đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của phường, xã nhiệm kỳ 2011 - 2016. Đến nay 100% phố, thôn đã dành được quỹ đất và xây dựng được NVH. 100% phố, thôn đăng ký xây dựng văn hóa và trên 93% phố, thôn được công nhận danh hiệu văn hóa.

Bên cạnh việc giải quyết đất và xây dựng NVH phố, thôn, cuộc vận động “Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện" được chỉ đạo quyết liệt, bài bản, cấp ủy, chính quyền thành phố đã ban hành nhiều chủ trương, chỉ thị, nghị quyết bám sát tình hình thực tế địa phương trên cơ sở cụ thể hóa, tiêu chí hóa về văn minh đô thị, về thân thiện, điển hình là duy trì trật tự đô thị, văn minh thương mại, văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Với mục tiêu cụ thể toàn dân không vi phạm an toàn giao thông, không lấn chiếm lòng, lề đường, không xả rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh môi trường. Việc cưới, việc tang được tổ chức lành mạnh, tiết kiệm, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu mê tín dị đoan, tình trạng tổ chức ăn uống linh đình, kéo dài cơ bản được ngăn chặn…

Không chỉ ở huyện Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa, mà nhiều địa phương khác trên địa bàn toàn tỉnh, như ở các huyện Yên Định, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hà Trung, Hoằng Hóa… đã ban hành chỉ thị, nghị quyết về công tác phát triển văn hóa, Đề án về quy hoạch đất xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ các làng, xã xây dựng NVH với mức 10 - 50 triệu đồng/nhà; hỗ trợ địa phương phát động xây dựng xã, phường văn hóa với mức 20 - 100 triệu đồng/xã, phường; trùng tu, tôn tạo di tích, khôi phục văn hóa phi vật thể từ 10 - 20 triệu đồng/công trình... Thông qua hoạt động chỉ đạo tổ chức thực hiện của BCĐ nhận thức về phong trào trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng lên, tạo ra các phong trào thi đua sâu rộng ở các địa phương, cơ sở, trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đã phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị cơ sở và của toàn xã hội, huy động được nhiều giá trị vật chất, tinh thần để phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, tạo động lực thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển.

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. (Ảnh: Trần Liên Chương)

Khẳng định rằng trong những năm qua, thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được các địa phương, đơn vị, ban, ngành đoàn thể bằng nhiều hình thức tuyên truyền cũng như cách làm linh hoạt đã có sức lan tỏa sâu rộng. Phong trào xây dựng “Người tốt, việc tốt” và các điển hình tiên tiến được triển khai thực hiện rộng khắp trên các lĩnh vực, gắn với phong trào thi đua yêu nước ở các cấp, các ngành, đoàn thể. Các phong trào cụ thể như xây dựng gia đình văn hóa; làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; xã đạt chuẩn văn hóa NTM; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, phong trào xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, phòng, chống các tệ nạn xã hội... phát triển khá sâu rộng, đã thu hút, tập hợp được sức mạnh của quần chúng nhân dân. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có nhiều chuyển biến rõ nét. Hiện tượng ăn uống linh đình giảm rõ rệt, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong việc tang đã giảm thiểu đáng kể, điển hình như huyện Quan Sơn, Mường Lát… Đặc biệt tại các vùng dân tộc Mông đã thực hiện tốt các nội dung trong Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” đưa người chết vào quan tài, để tại nhà cúng tế đúng theo quy định, không tổ chức ăn uống kéo dài tốn kém…

Những kết quả đạt được từ phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của tỉnh không chỉ đánh dấu sự chuyển biến tích cực về ý thức cộng đồng mà còn tạo sự gắn kết giữa các gia đình, dòng tộc, các tôn giáo trong cộng đồng, tạo động lực cho nhân dân phấn khởi thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT - XH tại địa phương.

Trung Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]