Tăng lương - Giảm chi tiêu
Thực hiện chính sách tiền lương, từ ngày 1/7/2024, tiền lương trung bình của công chức, viên chức sẽ cao hơn khoảng 30% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương. Thông tin tăng lương khiến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vừa mừng, vừa lo...
Thấy vợ tất tả đi chợ về, ngồi xuống ngay hiên nhà thở thườn thượt, anh Sang hỏi khẽ: Có chuyện gì đó em? Chị Hương bảo: Em cứ tưởng trời nắng nóng, nên giá thịt, cá... đến các loại rau đều tăng. Nhưng hóa ra mấy bà ở chợ đã nhanh nhảu bảo: đi trước đón đầu, lương sắp tăng rồi.
Hai vợ chồng chị Hương đều là nhân viên làm công ăn lương, thu nhập chỉ đủ trang trải cuộc sống. Là “tay hòm chìa khóa” trong gia đình 4 người, gồm 2 vợ chồng và 2 cháu nhỏ nên chi tiêu gì chị cũng phải cân nhắc, đặc biệt là giá cả các mặt hàng được chị nắm trong lòng bàn tay. Nhưng gần đây, cầm tiền đi chợ mà hôm nào cũng thấy như bị mất trộm.
Không riêng gì chị Hương, nhiều người trong đó có tôi, nghe tin sắp được tăng lương, dẫu chưa biết chính thức là tăng bao nhiêu, nhưng thấy lâng lâng vui. Ấy thế mà hôm qua đi chợ, mới chỉ mua rau mà đã thấy giá cả loại nào cũng đều tăng. Tôi hỏi bà bán hàng quen thuộc: Giá rau cũng tăng hả cô? - Người buôn như các cô cũng phải mua giá cao, về tăng tí chút thôi, khách quen quanh năm, bán đắt cũng thấy ngại.
Cái niềm lâng lâng mới có thì đã vụt tắt vì giá cả các mặt hàng thay đổi từng ngày, khiến hầu hết các bà nội trợ thường xuyên bị “căn bệnh” chóng mặt. Họ kêu ca, chóng mặt, bị tiền đình... đúng thôi, giá tăng rồi, nhưng tiền lương thì chưa biết khi nào mới được truy lĩnh. Cơm không ăn gạo còn đó chỉ là cách nói, còn bữa cơm hàng ngày cho chồng, cho con vẫn cứ phải tươm tươm, vẫn phải có món nọ món kia và hàng ngày vẫn phải cải thiện bữa cơm gia đình.
Mục đích của việc tăng lương nhằm bảo đảm mức sống cho người lao động. Song, để hạn chế tình trạng lương chưa tăng mà giá các mặt hàng thiết yếu đã tăng là điều không dễ? Bởi thực tế, giá và lương có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phương án điều chỉnh tiền lương vừa được đưa ra, giá cả các mặt hàng thiết yếu cũng sẽ mượn cớ “tát nước theo mưa”. Lần nào cũng vậy, biết trước mà chưa thể có phương án giải quyết.
Một số chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, nguyên nhân khiến mỗi lần Nhà nước điều chỉnh lương thì giá cả lại tăng, là do hiện tượng độc quyền trong mua bán vẫn xảy ra; hệ thống phân phối còn yếu và nhiều trung gian; quan hệ giữa người sản xuất và người bán lẻ còn không công bằng... Để giảm thiểu nhất tình trạng ấy, theo các chuyên gia, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kiểm soát giá, bình ổn thị trường, dự báo để điều chỉnh phù hợp, góp phần bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. Chú trọng xây dựng, tính toán “liều lượng” và thời điểm điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý, tiến tới xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh một số mặt hàng.
Tăng lương tối thiểu vùng, cải cách tiền lương là rất cần thiết trong bối cảnh không ít công chức, viên chức xin ra khỏi ngành vì mức lương quá thấp, không đảm bảo đời sống. Để việc tăng lương thực sự có ý nghĩa, rõ ràng rất cần sự kiểm soát lạm phát; sẵn sàng các phương án can thiệp, biện pháp bình ổn thị trường phù hợp, kịp thời.
HUYỀN CHI
{name} - {time}
-
2024-11-24 16:45:00
Phụ nữ Thái giữ gìn bản sắc dân tộc
-
2024-11-24 15:59:00
Giải bài toán giảm nghèo ở Mường Lý
-
2024-06-13 16:39:00
Freelancer thời 5.0 - Hấp dẫn nhưng cũng nhiều “rủi ro"
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao
Chủ động nguồn nước tưới phục vụ sản xuất vụ thu mùa ở miền núi
Sôi nổi các hoạt động tình nguyện hè năm 2024
Bản nghèo “đi mắc núi, trở lại mắc sông”
Bản tin Tài chính ngày 13/6: Chênh lệch giá vàng trong nước - thế giới còn khoảng 5,78 triệu đồng/lượng; Đồng USD hạ nhiệt
Vai trò của gia đình trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Điểm tựa trong hành trình bước tới tương lai
Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em
Bản tin Tài chính 12/6: Giá vàng có khả năng “giảm sâu”