(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Pháp lệnh Thư viện được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28/12/2000, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/4/2001 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của sự nghiệp Thư viện Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa sau 15 năm thực hiện Pháp lệnh Thư viện

(VH&ĐS) Pháp lệnh Thư viện được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28/12/2000, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/4/2001 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của sự nghiệp Thư viện Việt Nam.

Ngày hội đọc sách tại Thư viện tỉnh thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia. (ảnh Bùi Trang)

Pháp lệnh Thư viện đã quy định những vấn đề cơ bản về thể chế Thư viện Việt Nam: xác lập những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động thư viện, về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện, về quản lý nhà nước và chính sách của Nhà nước đối với thư viện. Với những quy định đó, Pháp lệnh Thư viện đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, thúc đẩy sự nghiệp Thư viện Việt Nam phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Thực tiễn 15 năm thực hiện Pháp lệnh Thư viện tại tỉnh Thanh Hóa đạt đượcnhiều kết quả nổi bật. Nhận thức của cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp về vai trò, vị trí của thư viện, về tác động của thư viện trong công tác tuyên truyền, công tác phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa.

Chính vì vậy trong 15 năm qua hệ thống thiết chế thư viện của tỉnh Thanh Hóa đã có sự phát triển rõ nét. 8 thư viện cấp huyện của Thanh Hóa đã được đầu tư xây dựng trụ sở và đầu tư mua sắm trang thiết bị. Thư viện xã và phòng đọc sách báo trên địa bàn tỉnh phát triển rất mạnh mẽ. Toàn tỉnh hiện nay có 3.500 thư viện và phòng đọc sách báo cơ sở. Đặc biệt, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã đầu tư xây dựng Thư viện tỉnh với tổng mức đầu tư là 200 tỷ đồng.

Ngoài ra, hệ thống thư viện công cộng tỉnh Thanh Hóa đã được tỉnh quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động. UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, quyết định về cơ chế, chính sách; đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động thư viện, đặc biệt là đầu tư trang thiết bị về công nghệ thông tin, bổ sung sách, báo hàng năm, kinh phí hoạt động cho các hoạt động đặc thù chuyên môn sâu của thư viện.

Và trong việc thực hiện các chương trình phối hợp giữa Bộ VH,TT&DL với các bộ, ban, ngành trong công tác luân chuyển sách xuống các thư viện và điểm bưu điện văn hóa xã, trường học, các trại giam, trại tạm giam phục vụ cán bộ trại giam và phạm nhân, đến các đồn biên phòng vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo để phục vụ các chiến sĩ và nhân dân vùng sâu vùng xa, vùng biên giới và hải đảo.

Tuy vậy, 15 năm nhìn lại việc thực hiện Pháp lệnh Thư viện vẫn còn những hạn chế. Điển hình là sự bất cập về phân hạng thư viện, không được quy định trong Pháp lệnh Thư viện, nên khi thực hiện thông tư đã gây ảnh hưởng rất lớn tới thứ hạng các thư viện, một loạt các thư viện đang ở hạng I, tụt hạng xuống II và từ hạng II bị tụt xuống hạng III, đã ảnh hưởng tới sự đầu tư của chính quyền địa phương đối với thư viện (việc phân bổ ngân sách dựa trên hạng thư viện), và ảnh hưởng tới chính sách đối với cán bộ quản lý thư viện... đã gây bức xúc trong các thư viện, cán bộ thư viện.

Quan trọng hơn là sự không thống nhất trong mô hình tổ chức của thư viện cấp huyện. Hiện tại thư viện cấp huyện trực thuộc một trong ba cơ quan: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Văn hóa, Thông tin hoặc Trung tâm Văn hóa.

Có thể nói việc ban hành Pháp lệnh Thư viện cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện đã tạo hành lang pháp lý tương đối đồng bộ và thống nhất cho hoạt động thư viện phát triển. Các quy định hiện hành nhìn chung phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế, tạo nền móng cho hoạt động Thư viện Việt Nam có khả năng hội nhập với hoạt động thư viện trong khu vực và thế giới, đồng thời là công cụ quan trọng để tăng cường công tác quản lý nhà nước về thư viện.

Lê Thiện Dương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]