(vhds.baothanhhoa.vn) - “Dừng lại đi, ông ta điên thật rồi” – cái hét lớn của rất nhiều người, sau khi chứng kiến Pep Guardiola đôn John Stones lên chơi như một tiền vệ tổ chức. Nhưng rốt cuộc, họ sai, Pep đúng, cầu thủ người Anh đang chơi tuyệt hay ở vị trí mới. Và cũng nhân cái lúc đang bị hỗn lộn giữa kẻ điên và thiên tài trong con người Pep Guardiola, hãy cùng điểm qua 3 “đại phát minh” của “Nhà bác học điên” người Tây Ban Nha này.

Ba phát minh vĩ đại của “Nhà bác học điên” - Pep Guardiola

“Dừng lại đi, ông ta điên thật rồi” – cái hét lớn của rất nhiều người, sau khi chứng kiến Pep Guardiola đôn John Stones lên chơi như một tiền vệ tổ chức. Nhưng rốt cuộc, họ sai, Pep đúng, cầu thủ người Anh đang chơi tuyệt hay ở vị trí mới. Và cũng nhân cái lúc đang bị hỗn lộn giữa kẻ điên và thiên tài trong con người Pep Guardiola, hãy cùng điểm qua 3 “đại phát minh” của “Nhà bác học điên” người Tây Ban Nha này.

Ba phát minh vĩ đại của “Nhà bác học điên” - Pep Guardiola

Cần phải có một cuộc "nội soi" bộ não của "Nhà bác học điên" - Pep Guardiola.

John Stones – Từ hậu vệ trở thành tiền vệ “chia bài”

Nếu ai đó thích nhìn vào những thông số lấp lánh, câu chuyện của Man City có lẽ chỉ xoay quanh hai cái tên Kevin De Bruyne và Haaland. Nhưng nếu nhìn bằng con mắt tinh tường, thích sự chiêm nghiệm những điều mới lạ, thì hãy thưởng thức John Stones thi đấu, và ngẫm về thuật dùng người của HLV Pep Guardiola.

Ba phát minh vĩ đại của “Nhà bác học điên” - Pep Guardiola

John Stones đang trở thành một cái tên đầy thú vị nhờ vào phát kiến của Pep.

Trong giai đoạn gần đây, Stones đảm nhận vai trò “inverted fullback” trong hệ thống của Pep Guardiola, thường xuyên di chuyển từ vị trí hậu vệ phải bó vào phía trong, để trở thành một tiền vệ trung tâm. Và màn trình diễn của “hậu vệ - trung vệ” người Anh được cô đọng bằng hai từ - “hảo hạng”.

Sáng kiến của Pep thực sự vẹn toàn. Với Stones và Rodri ở trung lộ, Man City công tốt mà vẫn bảo đảm được phòng ngự từ xa. Gundogan và De Bruyne thường xuyên đá dạt cánh, điều này có lợi cho khả năng chiếm khoảng không của Haaland. Và sáng kiến của Pep cũng giúp cho trung vệ người Anh phát huy được kỹ năng chơi bóng của mình, để bây giờ anh được truyền thông ca tụng.

Joshua Kimmich: Từ hậu vệ tiến vào quán xuyến khu trung tuyến.

Khi hậu vệ huyền thoại Philipp Lahm giã từ đội tuyển quốc gia, người yêu bóng đá Đức buồn bã, nhưng họ tin rằng, “Chú lùn” đã có một truyền nhân xuất sắc, đó là Joshua Kimmich, nhưng rồi Pep Guardiola đã “phá tan” tất cả mọi thứ, khi đẩy cầu trẻ sinh năm 1995 lên đá vị trí tiền vệ trung tâm. Để rồi bây giờ, Bayern Munich đang sở hữu một trong những tiền vệ trung tâm hay nhất châu Âu.

Ba phát minh vĩ đại của “Nhà bác học điên” - Pep Guardiola

Nhờ Pep, Kimmich cháy hết mình ở vị trí tiền vệ

Ở Kimmich, có sự tổng hòa từ những tố chất tuyệt vời mà một tiền vệ trung tâm cần có. Cầu thủ người Đức xuất sắc ở khả năng đánh chặn, thu hồi bóng ấn tượng, những đường chuyền “chia bài” chuẩn chỉnh. Kimmich tỏ ra nổi bật ở khoản kiến tạo, đặc biệt là những đường chuyền trực diện ở bên rìa vòng cấm của đối phương. Chưa kể, sút xa cũng là vũ khí cực kỳ lợi hại mà Kimmich mang đến cho Bayern Munich.

Chúng ta đều biết rằng, Pep không thể giúp Bayern Munich giành danh hiệu UEFA Champions League, nhưng chính phát kiến của ông là bàn đạp để tạo nên cặp tiền vệ trung tâm đẳng cấp thế giới Kimmich – Goretzka, để rồi “Hùm xám” chinh phục châu Âu vào năm 2020.

Lionel Messi: Từ tấn công cánh sang đá “số 9 ảo”

Phát minh tàn nhẫn nhất của “Nhà bác học điên” Pep Guardiola là kéo Messi từ một cầu thủ tấn công cánh vào trung tâm thi đấu như một “số 9 ảo”. Nói phát minh này tàn nhẫn, bởi lẽ, nó đã dẫn đến “cái chết” của những “số 9 thật” ở Barca thời điểm đó là Samuel Eto’o và Zlatan Ibrahimovic, nên việc đẩy Messi vào trung lộ cũng chẳng khác nào “huỷ diệt nền bóng đá châu Âu”.

Ba phát minh vĩ đại của “Nhà bác học điên” - Pep Guardiola

Pep “hủy diệt” châu Âu khi đẩy Messi vào chơi vị trí “số 9 ảo”.

Tài năng của Messi thì khỏi phải bàn, anh có thể chơi được mọi vị trí trên hàng công. Nhưng vị trí “số 9 ảo” là nơi tốt nhất giúp phát tiết những tinh hoa trong El Pulga. Siêu sao người Argentina làm xuất sắc ở mọi điều mà một cầu thủ thi đấu ở hàng công cần có, đặc biệt là ở hai khâu kiến tạo và ghi bàn. Người ta có thể thấy Messi ở giữa sân, trao đổi vài đường chuyền, nhưng bỗng chốc anh tăng tốc và đưa bóng vào lưới. Messi bắt đầu ở nơi anh ấy muốn và luôn luôn kết thúc ở khu vực nguy hiểm nhất. Thực sự cả châu Âu không có cách nào ngăn cản Messi, đặc biệt trong giai đoạn 2009 - 2012.

Đại thành công với việc phát kiến vị trí của Messi, nhưng tréo ngoe thay, nó lại khiến Pep khổ. Ông đã “quá tay” nâng tầm siêu sao người Argentina, để rồi thế giới lại hoài nghi về tài năng của ông khi cho rằng kỷ nguyên rực rỡ của Pep là nhờ sự xuất chúng của Messi.

Sở dĩ nói, Pep là “Nhà bác học điên”, bởi lẽ ông có sở thích “đi ngược” lại với mọi người. Ông nghĩ nhiều và nghĩ những cái thế giới không thể lường trước. Người yêu Pep thì tự hào về ông. Người ghét Pep cũng có thể lấy chính những phát minh của ông ra để giễu cợt, bởi vì ông không ít lần thất bại. Nhưng nếu bỏ được cái yêu và ghét, chúng ta sẽ tận hưởng được trọn vẹn niềm vui trong bóng đá nhờ những phát kiến thiên tài của “Nhà bác học điên” Pep Guardiola.

Thắng Nguyễn

Nguồn ảnh: Internet.


Thắng Nguyễn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]