(vhds.baothanhhoa.vn) - Giải Bóng đá Nhi đồng Cúp Báo Thanh Hóa lần thứ Nhất – năm 2022 đã chuẩn bị khép lại hành trình của mình khi đã đi đến các trận bán kết. Ở lần đầu tiên tổ chức, giải đấu đã để lại không ít ấn tượng trong lòng người hâm mộ, với những nét đặc trưng chỉ có ở bóng đá dành cho lứa tuổi nhi đồng.

Bên lề giải Bóng đá Nhi đồng Cúp Báo Thanh Hóa: Nét đặc trưng làm nên sức hút

Giải Bóng đá Nhi đồng Cúp Báo Thanh Hóa lần thứ Nhất – năm 2022 đã chuẩn bị khép lại hành trình của mình khi đã đi đến các trận bán kết. Ở lần đầu tiên tổ chức, giải đấu đã để lại không ít ấn tượng trong lòng người hâm mộ, với những nét đặc trưng chỉ có ở bóng đá dành cho lứa tuổi nhi đồng.

Bên lề giải Bóng đá Nhi đồng Cúp Báo Thanh Hóa: Nét đặc trưng làm nên sức hút

Các cầu thủ U8 Nông Cống “mếu máo” dù vừa giành vé đi tiếp vào tứ kết

Điều làm nên nét đặc trưng của các giải bóng đá nhi đồng là sự hồn nhiên, vô tư, chơi bóng bằng tất cả đam mê, niềm vui, sở thích và đặc biệt không hề có một chút toan tính, thiệt hơn. Thắng thì cười, thua thì khóc. Đó là một trong những điều làm nên sự đáng yêu và đáng xem của bóng đá lứa tuổi nhi đồng.

“Đừng khóc, mai lại thi đấu tiếp mà”

Ở lượt trận cuối cùng vòng bảng, phóng viên bắt gặp hình ảnh các cầu thủ U8 Nông Cống an ủi nhau mặc dù vừa… giành quyền đi tiếp vào tứ kết. Trở thành một trong 8 đội bóng mạnh nhất giải nhưng cũng chính những tuyển thủ nhi đồng ấy lại vẫn “rơi lệ” vì vừa để cho U8 Quảng Xương lội ngược dòng và giành chiến thắng 3 - 2.

Cảm xúc của các U8 khi đó bỗng buồn vui lẫn lộn khi phụ huynh, HLV vừa bận ăn mừng thành tích vào tứ kết, lại vừa phải an ủi các học trò đang nước mắt ngắn dài: “Nín đi con, mai lại được đá tiếp mà!”

Điều duy nhất các cầu thủ nhí này bận tâm là thắng, thua và thi đấu tiếp hay phải dừng lại. Việc giành được bao nhiêu điểm, cần hiệu số thế nào để được đi tiếp,… tất thảy là việc của các thầy.

“Làm trọng tài như thế này thì làm đến 100 tuổi cũng được!”

Đó là câu bông đùa được trọng tài Quang Thông thốt lên trong giờ nghỉ giữa hai hiệp của một trận đấu lứa tuổi U8. Giải thích cho câu đùa này, ông chia sẻ: “Cảm giác khi làm trọng tài ở giải nhi đồng như thế này háo hức hơn các giải khác rất nhiều. Sự hồn nhiên vô tư của các cầu thủ mới chỉ đang học lớp 2, lớp 3 làm cho những người ‘cầm cân nảy mực’ trên sân không còn cảm thấy mệt mỏi hay căng thẳng”.

Bên lề giải Bóng đá Nhi đồng Cúp Báo Thanh Hóa: Nét đặc trưng làm nên sức hút

Trọng tài Quang Thông ôn tồn giảng giải, dặn dò cầu thủ nhí trước giờ ra sân.

Công việc của những người “cầm cân nảy mực” ở những giải bóng đá nhi đồng không chỉ đơn thuần là “tuýt” còi trước những tình huống phạm lỗi mà bên cạnh đó là sự ân cần, bình tĩnh giảng giải cho các cầu thủ nhí, những cậu bé còn bỡ ngỡ trước mọi thủ tục, luật lệ trên sân.

“Suy nghĩ đơn giản của bản thân tôi là coi cầu thủ như con, như cháu mình, sẵn sàng buộc giày, chăm sóc cho các con mỗi lúc bị đau hay ở bất kỳ tình huống nào. Nói cách khác thì mình giống như một “bảo mẫu” chứ không đơn thuần là làm trọng tài”, trọng tài Bùi Quang Thông chia sẻ thêm.

Bên lề giải Bóng đá Nhi đồng Cúp Báo Thanh Hóa: Nét đặc trưng làm nên sức hút

“Điều hành một trận đấu lứa tuổi Nhi đồng không chỉ đơn giản là”thổi còi“mà còn phải giống như một “bảo mẫu” trên sân” - Trọng tài Quang Thông chia sẻ.

Không một giải đấu bóng đá ở bất kỳ lứa tuổi nào khác, khán giả có thể bắt gặp những khoảnh khắc làm người ta cảm thấy thật thoải mái, thư giãn và vô tư như những cảm xúc có được khi theo dõi những trận đấu ở lứa tuổi U8 này.

Có lẽ, không chỉ bóng đá, điều gì giữ lại được sự hồn nhiên, vô tư, trong trẻo cũng rất đẹp và đáng trân quý.

Bên lề giải Bóng đá Nhi đồng Cúp Báo Thanh Hóa: Nét đặc trưng làm nên sức hút

Hoàng Sơn


Hoàng Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]