(vhds.baothanhhoa.vn) - Vào mùa nắng, thời tiết nóng ẩm dễ sinh các loại vi khuẩn, nấm mốc trên thực phẩm, thức ăn, đồ uống, nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua đường thực phẩm rất cao. Do đó việc bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách để vừa giữ được chất dinh dưỡng vừa đảm bảo an toàn thực phẩm là vấn đề được người tiêu dùng rất quan tâm.

Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

Vào mùa nắng, thời tiết nóng ẩm dễ sinh các loại vi khuẩn, nấm mốc trên thực phẩm, thức ăn, đồ uống, nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua đường thực phẩm rất cao. Do đó việc bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách để vừa giữ được chất dinh dưỡng vừa đảm bảo an toàn thực phẩm là vấn đề được người tiêu dùng rất quan tâm.

Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

Người tiêu dùng lựa chọn mua sản phẩm tại các cơ sở có uy tín.

Để lựa chọn được những mặt hàng đảm bảo an toàn, chất lượng, theo kinh nghiệm của chị Đặng Thị Phương ở phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn thì lâu nay chị đều giữ thói quen đi chợ vào buổi sáng sớm.

Theo chị, thời tiết nắng nóng, đồ ăn thức uống dễ bị ôi, hỏng, nếu mua hàng không cẩn thận thì khi ăn dễ bị dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm. Chịu khó đi chợ buổi sớm sẽ thoải mái để lựa chọn được những thực phẩm tươi ngon nhất vì đây là thời gian rau xanh vừa được người trồng hái; tôm, cá cũng mới được bày bán ở ngoài chợ. Bên cạnh đó chị cũng thường xuyên chú ý đến vệ sinh tay và dụng cụ ăn uống trong quá trình chế biến thực phẩm.

Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

Một kinh nghiệm khác được chị Nguyễn Thu Hà ở phường Phú Sơn, T.P Thanh chia sẻ đó là: “Do đặc thù công việc thường xuyên đi làm về muộn nên chị hay mua hàng ở các đại lý, cửa hàng bán thực phẩm sạch. Vì ở đó việc bảo quản thực phẩm, nhất là các loại rau, củ, quả, thịt, cá khá tốt và mặt hàng cũng tương đối đa dạng có hạn sử dụng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nên tôi rất yên tâm. Trong vấn đề bảo quản trong tủ lạnh thì thức ăn phải được đựng cẩn thận trong các hộp, không để lẫn thức ăn sống và thức ăn chín".

Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ người tiêu dùng chưa coi trọng việc ăn uống an toàn; nhiều cơ sở kinh doanh, nhất là thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, như không có tủ kính che đậy thức ăn khiến bụi bặm, ruồi nhặng mang theo vi khuẩn có thể xâm nhập, rất dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, nhất là trong mùa nắng nóng.

Những loại vi khuẩn khi trong môi trường nắng nóng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người như vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột, tiêu chảy; vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn; vi khuẩn Shigella gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc đường ruột…

Ông Nguyễn Hữu Hà, Phó Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa cho biết: Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độ thực phẩm, bệnh truyền qua đường thực phẩm tăng cao. Người tiêu dùng cần lựa chọn và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng uy tín, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm. Bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh.

Đối với việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh phải vệ sinh sạch sẽ, không để thực phẩm sống lẫn thức ăn chín. Đặc biệt, nên thực hiện ăn chín, uống sôi; hạn chế sử dụng những sản phẩm sơ chế, chế biến sẵn không rõ nguồn gốc, các loại các thức ăn bán ngoài đường phố không được che đậy cẩn thận…

Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

Để mang đến cho gia đình bữa ăn an toàn không chỉ người tiêu dùng chủ động những biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, mà tiểu thương, chủ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống cũng phải nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc cung ứng những sản phẩm chất lượng, tươi ngọn đến người tiêu dùng.

Thu Thủy


Thu Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]