Thực hành gieo trồng hạnh phúc
Hãy theo dõi và sống cuộc đời mình trong từng hơi thở. Triết lý nhẹ nhàng ấy thiền sư Thích Nhất Hạnh đã để lại cho tất cả cho chúng ta. Và đó cũng là những việc làm đầu tiên để thực hành gieo trồng hạnh phúc.
Những ngày ở trong ngôi nhà nhỏ của mình vừa qua đã khiến bản thân tôi suy nghĩ rất nhiều. Ngoài ô cửa sổ khi gió giật liên hồi, cành cây trước nhà ngả nghiêng, chỉ sợ bật gốc và gãy đổ. Lúc đó, mình đã cảm thấy thế nào là sự an lành, hạnh phúc. An lành bởi mình còn một mái nhà để che mưa, che nắng. Hạnh phúc là mình biết bảo vệ bản thân lúc phong ba, bão tố.
Nhấp một ngụm trà nhỏ, đọc những trang sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh, những dòng chữ nhỏ xinh hiện ra chậm rãi: Thở vào, tôi ý thức về sự an vui trong tôi. Thở ra, tôi mỉm cười với sự an vui trong tôi. Thở vào, tôi ý thức về hạnh phúc trong tôi. Thở ra, tôi mỉm cười với niềm hạnh phúc trong tôi.
Hình như cuộc sống này đang làm chúng ta thật quá nhanh, quá vội. Hơi thở, nụ cười của chính mình, đôi khi mình còn không “chánh niệm”. Là người yêu sách thuộc lĩnh vực tâm lý học, tôi hiểu rằng, khoảnh khắc hít vào, thở ra thực sự màu nhiệm. Đó cũng là lúc cơ thể sống đúng với bản năng sinh học nhất, người nhất. Nếu chúng ta biết thư giãn ngay trong từng khoảnh khắc ấy, bạn sẽ thấy màu của nắng, hương của hoa, nhịp của gió, và tất nhiên cả những thổn thức từng tâm trạng. Và đúng là hiểu được điều này, lòng bạn sẽ an nhiên.
Một cách hơi lan man, nhưng đọc sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh, đến độ, bạn sẽ luôn cảm thấy tự đối thoại và mở lòng ở giữa những câu chữ nhỏ xinh, giản dị, hiền hòa như tâm tính của thiền sư vậy.
Tôi vốn là người có phần nóng tính, ngôn ngữ thiếu tiết chế. Khi đọc những dòng của thiền sư ở những trang 149, 150 viết về việc sử dụng ái ngữ và lắng nghe sâu, tôi đã tự thực hành. Đúng là, nói như thiền sư, trong gia đình chúng ta nhiều người đã đánh mất khả năng lắng nghe và nói lời ái ngữ. Có người thường đến bác sĩ tâm lý để trị liệu. Song họ cũng cần hiểu rằng, những nhà tâm lý ấy cũng là con người, họ cũng có nỗi đau khổ cùng cực khó nói thành lời. Vậy, còn lại chúng ta phải làm gì. Đó là thực hành và bồi dưỡng khả năng nói chuyện ôn hòa, nhã nhặn. Đó là bước đầu tái lập hòa hợp, thương yêu và hạnh phúc.
Và những dòng này mới khiến lòng người thêm xúc động. Theo thiền sư: “Mỗi khi có một cơn bão đi qua, chúng ta phải quay về nhà, đóng hết cửa nẻo lại để mưa gió không xâm nhập vào làm hư hại nhà cửa”... Với sự so sánh rất hình ảnh, thiền sư cho rằng: Một cảm xúc mạnh cũng giống như một cơn bão có thể gây ra nhiều thiệt hại. Chúng ta phải tìm cách bảo vệ chính mình, tạo ra một môi trường an toàn để trú ẩn và chờ cho cơn bão chấm dứt. Giữ cho thân tâm an toàn khi có cơn bão ập tới là sự thực tập của chúng ta.
Đúng là chúng ta không thể chỉ ngồi yên mà cầu cho trời yên biển lặng. Bởi gió mưa là chuyện của trời. Chúng ta chỉ có thể nguyện cầu cho mình có đủ tuệ giác và sức mạnh để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống mà thôi.
Bão trong tự nhiên đến và đi, đôi khi còn trái quy luật, khó mà dự đoán hết được. Nhưng chắc chắn những cơn bão cảm xúc, nếu thực hành đúng đắn và khoa học với một ý thức cao độ, chúng ta sẽ kiểm soát được thân tâm của mình.
Sách có những cách thiền thú vị: Thiền ngồi, thiền hành, thiền điện thoại, thiền sỏi, thiền ôm cây... Tôi thì cho rằng, với tâm trí thong dong, sự thông tuệ hơn người của thiền sư Thích Nhất Hạnh thì với bất cứ đồ vật nào, cảnh vật nào cũng dẫn lối con người ta tới những giây phút “chánh niệm”. Đó chính là cảm giác nhất quán, sống tỉnh thức ở mọi nơi, mọi lúc. Sự sống là vậy, hạnh phúc cũng là ở chỗ đó. Sống một đời giản dị, chân thành, hết thảy và cũng bao dung yêu thương hết thảy với vạn vật, mọi người quanh ta.
Sau cơn bão thiên nhiên, bao giờ cũng là sự sắp xếp, gia cố, tái thiết; sau những cơn bão lòng bao giờ cũng là sự nghiền ngẫm, hàn gắn. Song trước khi bước vào hành trình ấy, có lẽ cũng cần có thêm một phút im lặng. Im lặng cũng là tạo cho mình một tâm thái bình an, cũng là tạo cho người bên cạnh một khoảnh khắc để cùng trải nghiệm... Nếu các bạn muốn trải nghiệm thêm những điều nhiệm màu từ cuốn sách, đừng chần chừ hãy lựa chọn thêm vào tủ sách của gia đình mình nhé!
Nguyễn Hường (CTV)
{name} - {time}
-
2024-12-11 09:11:00
Thu phí tham quan Bảo tàng Hà Nội và 2 di tích phố cổ từ năm 2025
-
2024-12-11 08:29:00
Tuần Văn hóa Việt Nam tại Lào năm 2024
-
2024-09-09 15:54:00
Cho nhau chân nào?
Công viên địa chất Lạng Sơn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
Trao tình yêu, niềm tự hào tiếng Việt và văn hóa Việt tới các thế hệ kiều bào
Hậu Lộc đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa
“Tôi thấy mình may mắn”
Xoay chuyển tình hình biển Đông vì một tương lai bền vững
Phim Việt thắng 2 giải tại Liên hoan Phim Venice
Ngày tôn vinh Tiếng Việt 8/9: Nhịp cầu thân thương giữa hai nước Việt Nam-Lào
“Dạy khỉ leo cây” và “Thành nhân chi ác”
Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống trong trường học