(vhds.baothanhhoa.vn) - Xã Tam Chung (Mường Lát) được biết đến là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông và Thái. Do địa hình núi đá dốc, khô cằn, để mưu sinh người dân Tam Chung bao năm vẫn chỉ quen với việc trồng ngô, sắn, song hiệu quả kinh tế không cao, sau thời gian canh tác đất bị xói mòn, bạc màu. Bởi vậy mà cái nghèo cứ bủa vây lấy người dân nơi đây.

Tìm sinh kế để giảm nghèo ở Mường Lát

Xã Tam Chung (Mường Lát) được biết đến là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông và Thái. Do địa hình núi đá dốc, khô cằn, để mưu sinh người dân Tam Chung bao năm vẫn chỉ quen với việc trồng ngô, sắn, song hiệu quả kinh tế không cao, sau thời gian canh tác đất bị xói mòn, bạc màu. Bởi vậy mà cái nghèo cứ bủa vây lấy người dân nơi đây.

Tìm sinh kế để giảm nghèo ở Mường LátĐào tạo, dạy nghề cho người dân sống ở khu vực miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số cần “cầm tay chỉ việc”.

Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo ở xã Tam Chung là 63,64%, đến năm 2022 giảm xuống còn 50,6%, những con số có thể xem như tín hiệu đáng mừng trong công tác giảm nghèo tại đây. Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Lương Chí Hùng, Chủ tịch UBND xã Tam Chung: “Kinh tế của Tam Chung đến nay vẫn chủ yếu là trồng ngô, sắn và chăn nuôi trâu, bò. Do đa phần người dân mới học hết tiểu học (chủ yếu là người Mông), vì vậy vận động người dân tham gia các lớp học nghề đã khó, sau khi học nghề áp dụng vào thực tiễn ở địa phương càng khó”.

Ông Trương Văn Bình, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mường Lát thông tin: “Huyện Mường Lát có 8 xã, thị trấn. Tính đến năm 2022 tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 4.207 hộ, chiếm tỷ lệ 47,71% tổng số hộ toàn huyện; số hộ cận nghèo là 1.553 hộ. Theo số liệu rà soát về lao động, việc làm, năm 2022 tổng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện là hơn 22.300 người, trong đó lao động qua đào tạo mới đạt tỷ lệ 24,2%. Từ năm 2010 đến năm 2020 trên địa bàn huyện đã triển khai hơn 30 lớp nghề sơ cấp cho gần 900 lao động. Tuy nhiên thực tế, có nhiều lao động sau khi được đào tạo nghề không tìm được việc làm phù hợp tại địa phương bởi nhiều nguyên do. Trong kế hoạch đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2023-2025, huyện Mường Lát phấn đấu đến năm 2025 đào tạo nghề cho khoảng hơn 5.800 người, trong đó trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 2.700 người, cùng với đó là đưa được khoảng 600 người đi xuất khẩu lao động. Hiện nay, xuất khẩu lao động được xem là hướng đi đúng đắn góp phần giảm nghèo cho người dân Mường Lát. Tuy nhiên, để có thể đi xuất khẩu lao động thì người dân cũng cần phải được đào tạo nghề”.

Tìm sinh kế để giảm nghèo ở Mường LátChăn nuôi gia súc là một trong những giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở huyện Mường Lát.

Làm thế nào để công tác đào tạo nghề cho người dân trên địa bàn huyện Mường Lát đạt hiệu quả, để người dân có nghề - có sinh kế một cách bền vững để từng bước thoát nghèo? Đó thực sự là vấn đề nhiều trăn trở. Bởi đến nay, Mường Lát vẫn là huyện nghèo nhất tỉnh và nằm trong nhóm nghèo nhất cả nước. Theo ông Trương Văn Bình: “Bám sát Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 29-9-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong giai đoạn 2023-2025, việc đào tạo nghề sơ cấp, dưới 3 tháng cho người dân trên địa bàn huyện Mường Lát được khảo sát, nghiên cứu kỹ để phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng xã, Trong đó, các xã khu vực 1 (Trung Lý, Mường Lý, Tam Chung) tập trung học các nghề như: Thú y, nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm, quản lý bảo vệ rừng; các xã khu vực 2 (Quang Chiểu, Mường Chanh) tập trung học các nghề trồng lúa, trồng cây ăn quả, quản lý bảo vệ rừng, nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm, nghiệp vụ du lịch gia đình, du lịch cộng đồng; khu vực 3 (các xã Pù Nhi, Nhi Sơn) tập trung học các nghề trồng cây ăn quả, cây dược liệu, nuôi và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; khu vực 4 (thị trấn Mường Lát) tập trung học các nghề trồng rau an toàn, kỹ thuật xây dựng, sửa chữa ô tô, xe máy, trồng cây ăn quả…”.

Ông Lê Đăng Ninh, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Ban Dân tộc tỉnh cho biết: “Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX xác định Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 là 1 trong 6 chương trình trọng tâm của tỉnh. Trong đó việc đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% trở lên. Để đạt được kết quả trong công tác giảm nghèo thì đào tạo, dạy nghề cho người dân là vô cùng quan trọng. Bởi Nhà nước dù hỗ trợ bao nhiêu mà người dân không có nghề - có sinh kế bền vững thì vẫn chưa giải quyết tận gốc vấn đề. Chỉ khi có nghề, có việc làm, người dân mới tự tạo được thu nhập ổn định cho mình, từ đó vươn lên thoát nghèo. Việc đào tạo nghề gắn với việc làm cho người dân rất cần sự phối hợp và trách nhiệm giữa nhiều bên: Nhà nước - cơ sở đào tạo - doanh nghiệp và người dân”.

Bài và ảnh: Trang Bùi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]