Trí tuệ khắc kỷ - Học cách sống đạo đức và dũng cảm
Có phải chúng ta đang sống trong thế giới có sự hồi sinh vĩ đại của chủ nghĩa khắc kỷ. Hiểu thế nào cho đúng về chủ nghĩa khắc kỷ? Sự vận hành cụ thể của lối sống ấy đang đem lại những giá trị gì? “Trí tuệ khắc kỷ” của Nancy sherman là một cuốn sách đáng để đọc và tìm hiểu.
Nữ tác giả là một nhà đạo đức học được đào tạo nghiên cứu về phân tâm học, là giáo sư của trường đại học nổi tiếng ở Mỹ và đồng thời là một nhà báo của tờ New York Times.
Chủ nghĩa khắc kỷ được nêu trong cuốn sách đó là: một cách để chịu đựng và trau dồi đức hạnh bên trong khi sự kiểm soát chặt chẽ những đe dọa từ bên ngoài đến con người bạn. Có người đã nói rằng: Chủ nghĩa khắc kỷ là một hệ điều hành đúng đắn giúp những người có ước mơ lớn lao để biết khi nào và bằng cách nào kiềm chế được cái tôi của họ.
Theo quan điểm của tác giả: có lẽ đúng đắn hơn chủ nghĩa khắc kỷ không bao giờ chỉ là món quà dành cho giới tinh hoa, thượng lưu, nó là món quà cho bất cứ ai muốn sống, tăng cường khả năng tự chủ trong khi vẫn nhận thức rõ những giới hạn bản thân.
Đối với người xưa và hiện đại ngày nay, thực hành khắc kỷ là một cách rèn luyện sự kiên cường. Mục tiêu là sức mạnh nội tại được dệt bằng sự hào hiệp bắt nguồn từ đạo lý. Tấm thảm ấy được coi là bất khả chiến bại, những triết lý đức hạnh cổ xưa kết hợp với kỹ năng quản lý cuộc sống hiện đại.
Rõ ràng là hầu hết những mục tiêu của cuộc sống, chúng ta muốn kiểm soát những gì chúng ta có thể kiểm soát và muốn chấp nhận những giới hạn đã được đặt ra để không bị sự tức giận hoặc nỗi thất vọng cùng cực. Chúng ta muốn làm chủ số phận của mình, là thuyền trưởng con thuyền tâm hồn mình.
Câu chuyện về nhà khắc kỷ có lẽ được truyền cảm hứng từ Socrates - một nhà triết học sống ở thế kỷ 4 trước Công nguyên. Hình ảnh và ảnh hưởng của ông được thể hiện rõ nét trong tư tưởng khắc kỷ. Làm sao để sống một cuộc đời nở hoa lấy đức hạnh hoặc nhân cách làm trọng tâm theo đuổi.
Những nhà theo đuổi tư tưởng khắc kỷ cổ xưa nhất luôn mong rằng: họ sẽ không bao giờ loại bỏ mọi cảm xúc, mà thay vào đó là khuyến khích kiểm soát những cảm xúc đang suy nhược, dẫn đến cảm giác thèm khát không kiểm soát, sự sợ hãi hoặc lo lắng. Vấn đề đâu là các kỹ thuật khắc kỷ giúp giảm thiểu lo lắng?
Sự tự chủ khắc kỷ bắt đầu bằng cách vạch ra ranh giới giữa các năng lực tâm lý và những gì nằm bên ngoài tâm trí. Đúng là mọi thứ trên đời, một số tùy thuộc vào ta, một số khác thì không. Thứ thuộc về ta gồm: khả năng phán đoán, động cơ, ham muốn và ác cảm; còn những thứ không thuộc về ta gồm: cơ thể, tài sản, danh tiếng và vị trí của ta.
Để kiểm chứng về trực giác khắc kỷ, tác giả đã đưa ra trường hợp một lính cứu hỏa Aart van Oosten về quyết định khó khăn nhất đời cứu hỏa khi nhận lệnh cứu hỏa cho một đám cháy lớn ở thị trấn của Hà Lan. Đám cháy quá lớn, 3 nhân viên cứu hỏa có mặt tại hiện trường, còn 4 cháu nhỏ thì mắc kẹt ở bên trong. Bằng 30 năm kinh nghiệm cứu hỏa và sau khi khảo sát hiện trường, đội trưởng lính cứu hỏa Aart đã nhận định: những đứa trẻ không thể sống sót và các nhân viên cứu hỏa cũng sẽ không sống được nếu nỗ lực giải cứu. Bằng một trái tim nặng trĩu, anh đã dừng quyết định cứu hỏa.
Nỗi đau âm ỉ ấy vẫn mãi ở trong anh cho đến khi tìm được giải pháp hỗ trợ tâm lý. Khi được anh chia sẻ, chính tác giả đã phải thầm thừa nhận: chính sự chuyên nghiệp và cẩn trọng đã khiến anh đủ tỉnh táo nhận ra phân biệt rạch ròi giữa tai nạn, vận may và cả danh tiếng.
Những nhà khắc kỷ cổ đại chính là những người giỏi nhất trong chúng ta thể hiện sự háo hức và khát khao duy lý đồng thời thận trọng đề phòng để tránh bị lạc hướng và lừa dối. Rõ ràng là thích ứng với nghịch cảnh là chìa khóa làm nên sức hấp dẫn mạnh mẽ của chủ nghĩa khắc kỷ.
Gọi tên chúng nỗi sợ hãi hay lường trước tất cả những tình huống xấu có khả năng xảy ra. Đó đều là cách rất kinh điển của cái gọi là vũ khí của sự dũng cảm nhận diện và rèn luyện thái độ ứng xử hàng ngày của những người theo đuổi chủ nghĩa khắc kỷ.
Nâng lên ở tầm nghệ thuật thì chủ nghĩa khắc kỷ cũng được coi là nghệ thuật dung dưỡng tâm trí. Một trong cách thực hành hiệu quả đó là hãy nghĩ về giấc ngủ theo sau sự tự kiểm điểm bản thân. Việc đó hẳn phải an tĩnh, sâu lắng và khoáng đạt đến nhường nào. Những suy ngẫm về đêm và sau đó là những suy nghĩ trước khi buổi sáng bắt đầu ấy sẽ là hành trang thông thái giúp bạn đối phó với những tình huống xấu nhất có thể diễn ra trong ngày. Hạt nhân của chủ nghĩa khắc kỷ dù cổ xưa hay hiện đại có nâng tầm trí tuệ chính là: “quyết tâm thiết lập đức hạnh làm điều tốt đẹp chân chính duy nhất trong cuộc sống”.
Sách của Nancy Sherman không nhằm phản bác hay dẫn lại những điều kinh viện cũ từ thông điệp của những nhà theo đuổi chủ nghĩa khắc kỷ cổ xưa nhất mà chính là góc nhìn vừa đối thoại, vừa tiếp nhận và xây dựng nên hệ thống giá trị làm nên trí tuệ Chủ nghĩa khắc kỷ. Sách không quá khó để đọc, nhưng rõ ràng không phải ai cũng hợp ngay lần đầu. Duy có triết lý mãi đúng: luôn là không thừa khi mỗi ngày chúng ta đều “học lại cách sống đúng đắn”. Trí tuệ của một lối sống mang tên Khắc kỷ cũng ở điều đó chăng?
Nguyễn Hường (CTV)
- 2024-09-13 15:00:00
Phát triển đa dạng sản phẩm du lịch tại “Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh”
- 2024-09-13 13:22:00
Khắc đi... Khắc đến - Bản lĩnh vững vàng của một người từng trải
- 2024-05-29 09:05:00
“Hoa vui ca”: Sân chơi âm nhạc mới trên sóng VTV dành cho khán giả nhỏ tuổi
Thường Xuân: Sôi nổi các phong trào văn hóa - thể thao
“Hằng ngày” và “hàng ngày”
10 năm triển khai Nghị quyết số 33-NQ/TW: Xây dựng văn hóa và con người Sầm Sơn ngày càng đẹp trong lòng bạn bè, du khách
Xây dựng môi trường văn hóa an toàn, lành mạnh
“Anora” giành giải Cành cọ Vàng của Liên hoan phim Cannes 2024
Đạo Phật an vui giữa đời thường
Tái định hình nền kinh tế từ chuyển đổi số
Phát hành bộ tem “Cây chè”, quảng bá văn hóa trà của người Việt Nam
Studio Ghibli được trao Cành cọ vàng danh dự tại Liên hoan phim Cannes