(vhds.baothanhhoa.vn) - Đỗ Đình Tấn một nhà báo có trách nhiệm đã nêu một câu hỏi chí tử như vậy. Trong bối cảnh mà vấn đề đang được đặt ra nóng hơn bao giờ: khai thác được các nguồn lực khác nhau trong xã hội cho việc sản xuất các chương trình truyền hình nói riêng, truyền thông nói chung không để bị thao túng bởi lợi ích thị trường và chạy theo kinh doanh vì lợi nhuận.

Truyền thông và Kinh doanh: Liệu lợi nhuận có thách thức lợi ích công?

Đỗ Đình Tấn một nhà báo có trách nhiệm đã nêu một câu hỏi chí tử như vậy. Trong bối cảnh mà vấn đề đang được đặt ra nóng hơn bao giờ: khai thác được các nguồn lực khác nhau trong xã hội cho việc sản xuất các chương trình truyền hình nói riêng, truyền thông nói chung không để bị thao túng bởi lợi ích thị trường và chạy theo kinh doanh vì lợi nhuận.

Truyền thông và Kinh doanh: Liệu lợi nhuận có thách thức lợi ích công?

Theo nhận định của tác giả: có thể xem sự phát triển của truyền thông từ sau đổi mới 1986 là cuộc khởi nghiệp lần 1 thành công. Từ tinh thần của Chính phủ kiến tạo năm 2018, bước phát triển tiếp theo của truyền thông sẽ là cuộc khởi nghiệp lần 2. Để thực hiện thành công cuộc khởi nghiệp lần này, truyền thông cần làm gì và Nhà nước cần làm gì? Bằng góc nhìn của chuyên gia, sự dày dặn trong trải nghiệm, tư duy tiệm cận những hướng đi mới của truyền thông thế giới, tác giả cho rằng:

Thứ nhất cần tái cơ cấu công nghiệp truyền thông trong điều kiện ngân sách ít ỏi lại không tập trung, nguồn thu quảng cáo sụt giảm mạnh do sự cạnh tranh của các trang mạng trong nước, nhất là sự cạnh tranh của mạng xã hội nước ngoài.

Thứ hai là cần ngăn chặn tư duy thương mại hóa tràn lan. Giải quyết hai vấn đề này chính là lựa chọn tương lai để truyền thông phát triển và luôn hoạt động vì lợi ích của công chúng. Việc tái cơ cấu công nghiệp truyền thông cần thực hiện theo các hướng: thu hẹp số lượng các cơ quan, đơn vị truyền thông bằng cách mở rộng sự tự chủ tài chính. Mở rộng hành lang pháp lý để truyền thông lớn mạnh về quy mô, phát triển và hình thành các tập đoàn báo chí và truyền thông lớn ở cấp quốc gia, địa phương. Để ngăn chặn khuynh hướng thương mại hóa tràn lan, theo tác giả Đỗ Đình Tấn: đó chính là cần phải thực hiện việc tái cơ cấu công nghiệp truyền thông theo các hướng đã nêu trên. Nghĩa là chỉ khi tái cơ cấu để tạo ra sự phát triển. Điều này cũng có nghĩa là Nhà nước mạnh dạn mở ra hành lang pháp lý với những cơ chế, chính sách mới cho truyền thông phát triển, lớn mạnh và đủ sức cạnh tranh khu vực, thế giới. Hãy dành cho truyền thông cơ hội khởi nghiệp lần hai thành công là thông điệp sau cuối trong tác phẩm của nhà báo Đỗ Đình Tấn. Ở một bức tranh rộng lớn hơn và cũng tiện cho việc mở rộng kiến thức của độc giả, nhà báo Đỗ Đình Tấn đã cung cấp những thông tin hữu ích về cái gọi là đế chế truyền thông, tổ hợp truyền thông khổng lồ. Nó sẽ bao gồm các công ty đa dạng như: xuất bản, truyền hình, sản xuất phim, âm nhạc, Internet, kể cả video game... Một tập đoàn sở hữu rất nhiều loại sản phẩm truyền thông khác nhau được xem là tích hợp theo chiều ngang.

Trong khi tích hợp theo chiều ngang cho phép sở hữu và có được nhiều loại sản phẩm truyền thông khác nhau thì tích hợp theo chiều dọc lại cho phép sở hữu các tài sản liên quan đến sản xuất, phát hành, đưa ra và bán duy nhất một loại sản phẩm truyền thông. “Bất kỳ tay chơi thông minh nào trong lĩnh vực kinh doanh truyền thông, giải trí cũng đều sẽ tìm cách làm một việc như nhau, đó là xây dựng các doanh nghiệp có thể giảm càng nhiều càng tốt những rủi ro đối với các hệ thống phân phối khắp toàn cầu do chi phí sản xuất tăng cao”. Lời khuyến nghị của Richard Munro - Chủ tịch tập đoàn Time Inc thật đáng để suy ngẫm. Bởi lẽ, suy cho cùng, sân chơi lớn nhất vẫn là toàn cầu. Bán hàng khắp thế giới là cách để tối đa hóa lợi thế về quy mô. Ở Việt Nam, truyền thông với mục tiêu vì lợi ích công đã được chọn và khẳng định ngay từ đầu. Vấn đề còn lại chỉ là quan điểm và mục tiêu ấy cần được cụ thể hóa thành cơ chế chính sách, mở ra một hành lang pháp lý cho tương lai phát triển của truyền thông đất nước. Cuốn sách đi từ dẫn dắt: Xác lập khái niệm truyền thông về lợi ích công, đến một bức tranh khái quát về sự lớn mạnh của công nghiệp truyền thông trong thế kỷ qua; mô tả khá kỹ hiện trạng kinh doanh truyền thông cũng như làm rõ động lực của thị trường... Sau khi khảo sát những tổ hợp truyền thông mới với sức mạnh và sự ảnh hưởng chung đến xã hội, tác giả tìm hiểu các chiến lược kinh doanh của các gã khổng lồ công nghiệp truyền thông.

Cuối cùng tác giả liên hệ tại Việt Nam với hai việc cần làm ngay: tái cơ cấu công nghiệp truyền thông và ngăn chặn tư duy thương mại hóa tràn lan để truyền thông luôn hoạt động vì lợi ích công. Truyền thông hoạt động vì lợi ích công luôn là một mục tiêu đẹp. Bức tranh ấy sẽ được phác họa thế nào một phần phụ thuộc rất lớn vào cơ chế chính sách từ phía Nhà nước. Phần còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược vào các đơn vị truyền thông quốc gia, các tỉnh, thành. Tuyệt đối không để thương mại hóa tràn lan ảnh hưởng đến mục tiêu đẹp đẽ đề ra, tuy nhiên cũng không để các đơn vị èo uột, lay lắt trong bối cảnh tự chủ về tài chính như hiện nay. Một cơ chế mở, chính sách đặt hàng khoa học, khả thi, một hành lang pháp lý vừa dẫn dắt vừa thúc đẩy kiến tạo những tập đoàn lớn... Đó đều là những vấn đề thuộc thẩm quyền của Nhà nước trong công cuộc khởi nghiệp lần thứ 2 vừa gian nan nhưng cũng ắt thành công của truyền thông Việt Nam.

Nguyễn Hường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]