(vhds.baothanhhoa.vn) - Huyện Thọ Xuân nằm ở phía tây của tỉnh, nơi có dòng Lương Giang chảy qua như rồng xanh uốn lượn bồi đắp phù sa mỡ màu dâng tặng hoa trái bốn mùa cho đất và người nơi đây. Khí thiêng hội tụ tạo nên địa linh, trời đất giao hòa sản sinh nhân kiệt. Thọ Xuân nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Hoàn, Lê Lợi, nơi phát tích của 2 triều đại Tiền Lê và Hậu Lê hiển hách trong lịch sử dân tộc. Với những giá trị lịch sử văn hóa to lớn và vô cùng đặc biệt, những năm gần đây, Thọ Xuân đã trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế.

Để du lịch Thọ Xuân “cất cánh”

Huyện Thọ Xuân nằm ở phía tây của tỉnh, nơi có dòng Lương Giang chảy qua như rồng xanh uốn lượn bồi đắp phù sa mỡ màu dâng tặng hoa trái bốn mùa cho đất và người nơi đây. Khí thiêng hội tụ tạo nên địa linh, trời đất giao hòa sản sinh nhân kiệt. Thọ Xuân nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Hoàn, Lê Lợi, nơi phát tích của 2 triều đại Tiền Lê và Hậu Lê hiển hách trong lịch sử dân tộc. Với những giá trị lịch sử văn hóa to lớn và vô cùng đặc biệt, những năm gần đây, Thọ Xuân đã trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế.

Để du lịch Thọ Xuân “cất cánh”

Khu resort Sao Mai - Thanh Hóa tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân.

Thọ Xuân có mật độ di tích lịch sử văn hóa dày đặc với 256 di tích đã được kiểm kê, nổi bật phải kể đến 2 di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh và đền thờ Lê Hoàn, 4 di tích và cụm di tích cấp quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh và 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Trò Xuân Phả. Nếu sự tồn tại của các di sản văn hóa vật thể ví như một “lát cắt” văn hóa sống động, thì các di sản văn hóa phi vật thể lại phản ánh sinh động đời sống tinh thần của con người. Quá trình định cư lâu dài trên mảnh đất này, con người nơi đây đã sản sinh, vun đắp và trao truyền cho thế hệ sau 24 lễ hội, lễ tục truyền thống và nhiều trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc.

Ngoài ra, Thọ Xuân còn được biết đến là “đất nghề”, với hàng chục làng nghề truyền thống và các sản phẩm đặc trưng, nổi tiếng như bánh gai Tứ Trụ, bưởi Luận Văn, bánh lá răng bừa Xuân Lập, kẹo lạc Xuân Yên, nem nướng thị trấn Thọ Xuân, cam Xuân Thành, bưởi Diễn Bắc Lương...

Trong những năm qua, các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn toàn huyện đã được quản lý tốt, công tác trùng tu, tôn tạo, nâng cấp luôn được huyện và các xã, thị trấn quan tâm thường xuyên. Việc trùng tu, tôn tạo các di tích góp phần tạo nên những điểm đến hấp dẫn cho du khách tìm về dâng hương, chiêm bái, vãn cảnh ngày càng nhiều hơn.

Hiện nay, Thọ Xuân đang nhận được sự tâm của nhiều nhà đầu tư về lĩnh vực du lịch, trong đó Dự án Resort Sao Mai Thanh Hóa được đầu tư xây dựng trên tổng diện tích gần 54 ha, với vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng. Đây là dự án khu du lịch phức hợp “tâm linh - khám phá dã ngoại về nguồn” nhằm mục đích khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch mà vùng đất này mang lại, đồng thời đáp ứng nhu cầu về lưu trú, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cho người dân trong nước và du khách quốc tế.

Huyện Thọ Xuân tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư dịch vụ lưu trú, phát triển du lịch và hình thành các tua tuyến để đưa du khách đến với địa phương. Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thọ Xuân được xác định là trung tâm của tuyến du lịch TP Thanh Hóa - Thọ Xuân - Vĩnh Lộc - Cẩm Thủy; đồng thời là điểm đến nằm trong tuyến du lịch quốc gia.

Nhằm định hướng cho các hoạt động du lịch, huyện Thọ Xuân chú trọng đến công tác quản lý Nhà nước về du lịch; xúc tiến quảng bá du lịch trên các phương tiện truyền thông, báo chí; đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực; thu hút các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất du lịch như nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại...

Nhờ sự nỗ lực của địa phương mà lượng khách du lịch về với Thọ Xuân ngày càng tăng, từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Thọ Xuân đón gần 1 triệu lượt khách du lịch, tổng thu từ du lịch ước đạt hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt để thúc đẩy du lịch phát triển, huyện Thọ Xuân đã tổ chức thành công lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2023, đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và Tuần lễ văn hóa, du lịch, ẩm thực huyện Thọ Xuân.

Để du lịch Thọ Xuân “cất cánh”

Lễ hội Lam Kinh năm 2023.

Tuy nhiên, việc đẩy mạnh phát triển du lịch vẫn còn một số “điểm nghẽn”, các khu, điểm di tích trong huyện còn rời rạc, chưa kết nối với nhau trong nội vùng và với các khu, điểm di tích ngoài huyện; các sản phẩm phục vụ du lịch của huyện chủ yếu là sản phẩm ẩm thực, thời gian lưu giữ không lâu, chưa có sản phẩm lưu niệm đặc trưng. Khách tham quan chủ yếu đến di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Đền thờ Lê Hoàn vào dịp lễ hội; các cơ sở lưu trú, các dịch vụ kèm theo chưa đáp ứng được yêu cầu, nên chưa “giữ chân” du khách lưu trú tại huyện.

Công tác quản lý Nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập. Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nên việc thực hiện các chính sách ưu đãi, cơ chế thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương gặp nhiều hạn chế, việc hợp tác xây dựng tuyến du lịch, tổ chức các sự kiện văn hóa... còn khó khăn. Hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, số nhà hàng, khách sạn, các điểm vui chơi giải trí còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Lực lượng lao động phục vụ du lịch còn thiếu và yếu, cơ bản chưa được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, bên cạnh đó là ý thức của người dân trong phát triển du lịch còn hạn chế. Công tác quảng bá giới thiệu du lịch mặc dù có nhiều chuyển biến song chưa đạt hiệu quả thiết thực, việc kết nối với các công ty lữ hành để quảng bá, giới thiệu du lịch Thọ Xuân kết nối với các khu, các điểm du lịch còn khó khăn, chưa tạo lập được những hình ảnh riêng biệt, đặc trưng của du lịch Thọ Xuân.

Để du lịch trên vùng đất Thọ Xuân thực sự “cất cánh”, Đại hội Đảng bộ huyện Thọ Xuân lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đưa chương trình phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị các di tích, di sản văn hóa là 1 trong 4 chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ.

Đặc biệt, huyện Thọ Xuân đã triển khai thực hiện đề án phát triển du lịch đến năm 2030 nhằm khơi dậy và phát huy lợi thế phong phú đa dạng các nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn. Đồng thời tập trung tôn tạo, bảo tồn các di tích di sản văn hóa, khôi phục, nâng cao chất lượng các lễ hội truyền thống, trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc nhằm quảng bá và giới thiệu hình ảnh về vùng đất và con người Thọ Xuân.

Cùng với đó, là việc phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch lịch sử, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái trải nghiệm, tham quan danh thắng. Trong đó đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, mua sắm, sinh thái trải nghiệm gắn với khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, chủ động kết nối các doanh nghiệp lữ hành, các tour, tuyến trong và ngoài tỉnh. Với định hướng đúng đắn và các giải pháp, cách làm phù hợp, du lịch Thọ Xuân sẽ sớm “cất cánh”, trở thành một trong những trọng điểm du lịch của tỉnh.

Đỗ Duy Nhã


Đỗ Duy Nhã

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]