(vhds.baothanhhoa.vn) - Đình làng có thể kết hợp nhà văn hóa (NVH) thôn và ngược lại? Xoay quanh vấn đề này, PV Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với các ông: Nguyễn Duy Tự, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL); Nguyễn Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân; Hoàng Trọng Bê, Bí thư chi bộ thôn Chánh Lộc, xã Hà Giang (Hà Trung).

Đình làng kết hợp nhà văn hóa thôn khó được công nhận

Đình làng có thể kết hợp nhà văn hóa (NVH) thôn và ngược lại? Xoay quanh vấn đề này, PV Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với các ông: Nguyễn Duy Tự, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL); Nguyễn Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân; Hoàng Trọng Bê, Bí thư chi bộ thôn Chánh Lộc, xã Hà Giang (Hà Trung).

Đình làng kết hợp nhà văn hóa thôn khó được công nhận

Ông Nguyễn Duy Tự: Đình làng không thể gọi là nhà văn hóa

Đình làng kết hợp nhà văn hóa thôn khó được công nhận

PV: Thực tế hiện nay, ở một số địa phương, bà con Nhân dân có nguyện vọng kết hợp đình làng làm NVH thôn. Ý kiến của ngành đối với vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Duy Tự: Tích hợp NVH và đình làng đó chỉ là giải pháp tạm thời. Đình làng là chốn linh thiêng, thờ Thành hoàng làng. Có rất nhiều hoạt động của NVH không phù hợp, ví dụ khiêu vũ, đá bóng. Đình làng chỉ hợp với những gì liên quan đến truyền thống. Nếu chấp nhận đình làng đồng thời là NVH thì không đúng đối với tiêu chí NTM. Trong giai đoạn 2021- 2022, Sở VH,TT&DL có linh động cho một số NVH thôn. Linh động vì xã có lộ trình xây mới NVH thôn trong năm 2022 và cam kết với ngành sẽ thực hiện trong năm này vì trước đó vào năm 2021 đã quy hoạch đất, có thiết kế... Hiện nay, tiêu chí với quy định khắt khe hơn và chắc chắn việc tích hợp này sẽ không được công nhận. Tôi hiểu tâm tư của bà con, nhưng tiêu chí NTM quy định không thể khác được.

Ông Nguyễn Xuân Hải: Hãy tôn trọng sự riêng biệt, niềm tự hào của các làng quê

Đình làng kết hợp nhà văn hóa thôn khó được công nhận

PV: Quan điểm của huyện Thọ Xuân ra sao khi một số thôn hiện đang sử dụng đình làng kết hợp làm NVH, thưa ông?

Ông Nguyễn Xuân Hải: Mục đích của NVH là để dân họp, dân bàn, dân thống nhất, tạo sự đồng thuận của Nhân dân trên những quy định của Đảng, Nhà nước; sinh hoạt văn hóa. Tóm lại, xác định đấy là nơi tổ chức hội họp cộng đồng trong thôn, làng đó. Không có lý do gì mà tách riêng đình ra, bản thân đình làng sinh ra để làm việc đó. Quan điểm của huyện Thọ Xuân rất rõ ràng và tôi cũng đã nói điều này trong một cuộc hội thảo của Sở VH,TT&DL.

Tuy nhiên, về mặt luật pháp cũng cần có sự điều chỉnh. Ví dụ những đình làng mà được xếp hạng, bị chi phối bởi Luật Di sản văn hóa mỗi khi trùng tu, tôn tạo phải có những điều chỉnh, nên chăng, với những đình làng là tài sản của cộng đồng cần có độ mở nhiều hơn cho phù hợp.

PV: Như những gì ông trao đổi thì đình làng vẫn có thể là NVH, thưa ông?

Ông Nguyễn Xuân Hải: Hoàn toàn có thể. Giờ xây dựng NTM nâng cao, thôn NTM kiểu mẫu, lại không công nhận đình làng là NVH, có đình rồi lại có một NVH khác, rõ ràng rất lãng phí, bỏ hàng trăm triệu đồng làm NVH trong khi cái đình to thế lại không sử dụng, thực sự không hợp với lòng dân. Dân rất phản ứng và thực tế, rất khó cho cơ sở.

Nếu như được góp bằng nhiều tiếng nói thì dưới góc nhìn văn hóa, trở lại câu chuyện đình làng là sản phẩm văn hóa, là niềm tự hào của cộng đồng dân cư và khi sinh hoạt ở đây thì thực tế cho thấy, sự cấu kết cộng đồng, sự đồng thuận rất cao. Theo tôi, nếu nơi nào có điều kiện, đồng thuận làm NVH riêng thì cũng tốt mà ở đâu một là điều kiện không cho phép, hai là bà con có nguyện vọng sử dụng đình làng như một NVH thì cũng nên để bà con thực hiện. Cốt lõi là hãy tôn trọng sự riêng biệt, niềm tự hào của các làng quê thông qua đình làng.

Ông Hoàng Trọng Bê: Xây thêm nhà văn hóa là điều bà con không mong muốn

Đình làng kết hợp nhà văn hóa thôn khó được công nhận

PV: Ông có thể cho biết tâm trạng của ông cũng như bà con thôn Chánh Lộc trong câu chuyện đình làng không thể kết hợp làm NVH thôn?

Ông Hoàng Trọng Bê: Thôn tôi có đình làng Chánh Lộc, sức chứa khoảng 300 người. Nếu chỉ hiểu đình làng là nơi thờ Thành hoàng làng thôi thì chưa đủ. Ngày xưa, các cụ đều ra đình để họp làng, công to việc lớn gì cũng ra đình. Giờ thôn tôi họp chi bộ, tổ chức hội nghị hoặc có sự kiện gì đấy như ngày đại đoàn kết toàn dân, bà con Nhân dân lại thắp hương báo cáo Thành hoàng làng. Đình là nơi gần gũi nhất với người dân, trở về đình là thấy sự bình yên, ấm cúng. Mấy chục năm làm cán bộ thôn, tôi thấy tình cảm của bà con gắn bó rất sâu nặng với đình. Nếu giờ mà chỉ đến đình vào ngày giỗ Thành hoàng làng hoặc ngày rằm, mồng một đến thắp hương thôi, không tổ chức hội họp gì nữa thì đình sẽ càng trống vắng.

Trước đây, ở trước sân đình, thôn vẫn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nhưng hiện khu thể thao thôn, khu vui chơi giải trí của thôn đã được xây dựng nơi khác, đáp ứng các thiết chế văn hóa trong xây dựng NTM. Bà con vẫn hội họp ở đình làng. Từ trước đến nay, thôn vẫn luôn xem đình làng là NVH, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân. Giờ xây thêm NVH ở địa điểm khác, đây là điều bà con không mong muốn.

Tin liên quan:
  • Đình làng kết hợp nhà văn hóa thôn khó được công nhận
    Đình làng xưa và nay

    Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, với kết cấu tổ chức làng xã, đình làng là sản phẩm của dân tộc Việt Nam, mà không một cộng đồng cư dân nào trên thế giới có được. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đình làng luôn là một biểu tượng văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống làng xã người Việt. Vì vậy, việc gìn giữ đình làng cũng chính là để kế thừa, phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Anh Hoàng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]