(vhds.baothanhhoa.vn) - Đình Thi là di tích “đình” duy nhất của đồng bào dân tộc Thổ huyện Như Xuân, nơi phát tích cội nguồn dân tộc với lòng tôn kính, tri ân công đức tổ tiên khai sơn, phá thạch, gây dựng nền móng truyền cho cháu con xuyên suốt chiều dài lịch sử...

Đình Thi - điểm đến tâm linh hướng về nguồn cội

Đình Thi là di tích “đình” duy nhất của đồng bào dân tộc Thổ huyện Như Xuân, nơi phát tích cội nguồn dân tộc với lòng tôn kính, tri ân công đức tổ tiên khai sơn, phá thạch, gây dựng nền móng truyền cho cháu con xuyên suốt chiều dài lịch sử...

Đình Thi - điểm đến tâm linh hướng về nguồn cội

Đình Thi, thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân

Đình Thi là nơi thờ danh tướng Lê Phúc Thành thời hậu Lê, ông đã lập công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428) giành lại nền độc lập dân tộc và sau khi đất nước khải hoàn, ông được phong lộc điền ở làng Sẹt, giữ trọng trách quan lang, tập hợp, chiêu mộ dân binh và những người trong vùng về đây “khai sơn, phá thạch” lập nên làng Sẹt trù phú (nay là khu phố Trung thành, thị trấn Yên Cát), biến rừng cây rậm rạp và đầm lầy hoang vu thành xóm làng trù phú giữa nơi “thâm sơn cùng cốc” để mang lại cuộc sống no ấm cho dân làng. Nơi đây còn thờ các người con của danh tướng: Lê Thiên Vinh, Lê Hữu Xá, Lê Bá Thiều và Lê Đình Mị. Trải qua các triều đại phong kiến triều đình Việt Nam đều có sắc phong cho danh tướng. Đình hiện còn lưu giữ hai sắc phong triều Nguyễn do vua Khải Định ban vào năm 1922 và vua Bảo Đại ban vào năm 1934. Đình được xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 98/QĐ-VHTT ngày 14 tháng 2 năm 1995, thuộc loại hình di tích lịch sử văn hóa.

Đình Thi - điểm đến tâm linh hướng về nguồn cội

Đình chính thờ danh tướng Lê Phúc Thành.

Đình Thi - điểm đến tâm linh hướng về nguồn cội

Hậu cung thờ danh tướng Lê Phúc Thành.

Đình Thi - điểm đến tâm linh hướng về nguồn cội

Nhà thờ các con của danh tướng

Đình được khôi phục ngoài những nghi thức tế lễ, đồ vật dâng cúng, một số trò chơi, trò diễn cũng được sưu tầm và phục dựng lại; ngày giỗ của danh tướng Lê Phúc Thành được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 âm lịch hằng năm; lễ hội Đình Thi được tổ chức 5 năm một lần (gọi là đại lễ); hằng năm tổ chức dâng hương tưởng nhớ công đức Danh tướng (gọi là tiểu lễ).

Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, di tích lịch sử văn hóa Đình Thi đã và đang được tu bổ, tôn tạo với nhiều hạng mục để xứng tầm. Hy vọng, đây sẽ là nơi không chỉ sinh hoạt văn hóa tâm linh mà còn là sợi dây gắn kết cộng đồng văn hóa làng xã, từ đó để cùng chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc. Nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc và lưu giữ vào kho tàng sắc thái văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, xứ Thanh nói riêng.

Đình Thi - điểm đến tâm linh hướng về nguồn cội

Toàn cảnh lễ hội

Vào tháng 3 âm lịch năm 2024, lễ hội Đình Thi sẽ được diễn ra theo nghi thức đại lễ. Đây là dịp để con cháu thập phương có dịp trở về tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân đi trước và cũng là dịp để người dân Như Xuân hướng về nguồn cội, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, quê hương ngày một phát triển.

Dương Bích (CTV)


Dương Bích (CTV)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]