(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm qua Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hoá đã lưu giữ nhiều vật dụng gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Nơi lưu giữ nhiều vật dụng của đồng bào dân tộc

Những năm qua Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hoá đã lưu giữ nhiều vật dụng gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Nơi lưu giữ nhiều vật dụng của đồng bào dân tộc

Là ngôi trường đặc biệt với 540 học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao chất lượng dạy học, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh còn được biết đến là nơi lưu giữ những vật dụng thường ngày trong đời sống của bà con các dân tộc trong tỉnh.

Nơi lưu giữ nhiều vật dụng của đồng bào dân tộc

Nhà trường đã tiến hành sưu tầm các vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày; chú trọng việc truyền bá, khơi dậy niềm đam mê văn hóa dân tộc cho các em học sinh.

Nơi lưu giữ nhiều vật dụng của đồng bào dân tộc

Phần lớn dụng cụ, hiện vật này do các thầy, cô giáo tự sưu tầm; phụ huynh học sinh, người dân địa phương tặng…

Nơi lưu giữ nhiều vật dụng của đồng bào dân tộc

Với diện tích hơn 450 m2, phòng truyền thống của trường hiện đang trưng bày hàng trăm công cụ sản xuất, hiện vật gắn với đời sống của đồng bào như cối giã gạo, cuốc, xẻng, rìu, nơm, bẫy thú, khăn thổ cẩm, túi thổ cẩm, ná bắn thú rừng, chum, nhạc cụ...

Nơi lưu giữ nhiều vật dụng của đồng bào dân tộc

Những hiện vật đều phản ánh đời sống sinh hoạt, tôn giáo, tín ngưỡng của các dân tộc của từng địa phương.

Nơi lưu giữ nhiều vật dụng của đồng bào dân tộc

Không gian văn hóa được bố trí, sắp xếp hợp lý, đẹp mắt, thu hút học sinh tới tìm hiểu, trải nghiệm, “học mà chơi, chơi mà học” mỗi ngày.

Nơi lưu giữ nhiều vật dụng của đồng bào dân tộc

Tái hiện khua luống trong đời sống văn hóa của đồng bào Thái.

Nơi lưu giữ nhiều vật dụng của đồng bào dân tộc

Khung dệt thổ cẩm được phục dựng trong phòng truyền thống của nhà trường.

Nơi lưu giữ nhiều vật dụng của đồng bào dân tộc

Ở “Góc địa phương” còn tích hợp được nhiều môn học khác nhau như tạo môi trường để học sinh làm quen với trang phục truyền thống, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày của dân tộc mình. Từ đó, kích thích hứng thú học tập, khả năng tìm tòi và khám phá môi trường xung quanh.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]