(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngay lời giới thiệu đầu trong cuốn sách đã viết: “Báo chí của hiện tại và tương lai luôn phải là người bạn đồng hành, hướng dẫn tin cậy của công chúng giữa biển cả dữ liệu - thông tin”.

Tin tức kiến tạo - Một góc nhìn tiếp cận

Ngay lời giới thiệu đầu trong cuốn sách đã viết: “Báo chí của hiện tại và tương lai luôn phải là người bạn đồng hành, hướng dẫn tin cậy của công chúng giữa biển cả dữ liệu - thông tin”.

Tin tức kiến tạo - Một góc nhìn tiếp cận

Trong hành trình kiến tạo nên một nền báo chí giàu sinh lực, có sức đảm đương những nhiệm vụ bức thiết của thời đại rất cần những quan điểm, góc nhìn tiến bộ, tích cực hợp xu thế thời đại. Bởi suy cho cùng, khi báo chí càng ý thức được vai trò của mình luôn kiếm tìm và xây dựng giải pháp vì một nền truyền thông tốt luôn được ủng hộ và hoan nghênh. Cuốn sách “Tin tức kiến tạo” của tác giả Ulrik Haagerup - chuyên gia truyền thông đến từ Đan Mạch đã gợi mở một góc tiếp cận khả thi trong hành trình kiến tạo ấy.

Cuốn sách là con đẻ của nhà báo kì cựu Ulrik Haagerup - nguyên Giám đốc điều hành Đài Phát thanh và Truyền hình Đan Mạch đã trình bày cơ chế hoạt động của hệ thống truyền thông - tin tức toàn cầu đương thời, với nền dân chủ truyền thông phương Tây như điển hình để phân tích, mô tả bằng những quan sát nghề nghiệp thấu đáo cùng hàng loạt dẫn chứng thực tế sinh động. Từ đó, tác giả đề xuất cách làm truyền thông mới để cải thiện tình hình, thông qua việc thiết lập lại một nền truyền thông trung thực đa chiều, được xây dựng trên hạt nhân căn bản đó là: Tin tức kiến tạo (constructive news).

“Gửi tới thế hệ các nhà báo tương lai” - Lời chú thích đầu tiên thật nhỏ, đầy tâm huyết của tác giả khiến người đọc cần phải suy nghĩ rất nhiều. Bởi cuốn sách là một luận điểm đanh thép khi cho rằng để đưa tin tốt cần phải nhìn thế giới bằng hai con mắt. Tin tức kiến tạo là vì tương lai. Những tin truyền cảm hứng và thúc đẩy tranh luận xã hội vì một tương lai tốt đẹp hơn, góp phần kiến tạo nên thế giới dựa trên hiện thực và lòng tin.

Với tâm thế ấy, tác giả Ulrik Haagerup cho rằng, cần phải đưa báo chí trở về cội nguồn nghề báo, trở về lối tiếp cận nhằm giúp người dân tăng cường hiểu biết thay vì đọc báo để giết thời gian.

Báo chí là phễu lọc giữa thực tế và nhận thức thực tế. Lộ trình đi từ báo chí truyền thống tới báo chí kiến tạo dưới góc nhìn của tác giả đó là: Ưu tiên chất thay vì số lượng; thay tin tiêu cực bằng tin quan trọng; khêu gợi sự tò mò thay vì tức giận; truyền cảm hứng thay vì cáo buộc; hấp dẫn thay vì lá cải; hiện đại thay vì buồn tẻ; đặc biệt chú trọng câu hỏi “như thế nào” và “vì sao”.

“Hãy tưởng tượng rằng nếu chúng ta nhất trí rằng báo chí đúng nghĩa còn có thể tạo cảm hứng và cung cấp những bài báo hay về các giải pháp khả thi. Những bài báo đó cho thấy thế giới này không chỉ điên loạn, xấu xa và nguy hiểm, mà còn có nhiều sự lựa chọn, hy vọng và niềm vui và những người dám đổi mới, mơ ước về ngày mai tươi sáng hơn”.

Đó là niềm ước mong của nhà báo Ulrik Haagerup, hơn cả đó là sự khai mở mà bản thân tôi cho rằng hành trình của tin tức kiến tạo nên bắt đầu bằng tưởng tượng và nỗ lực hiện thực hóa tưởng tượng ấy.

Con người hiện đại không thiếu tin tức và thông tin. Tương lai sẽ thiếu đi những yếu tố mà khi gọi tên ra chắc chắn ai trong chúng ta cũng phải giật mình tỉnh thức: Nguồn gốc, sự thân mật, sự quan tâm, sự cân nhắc, lòng tin và thời gian. Vì vậy, hãy làm cho bài báo trở nên độc đáo, hãy tạo ra một câu chuyện gần gũi về mặt địa lý và cảm xúc, dành cho người dân và xã hội nhiều sự quan tâm hơn. Hãy sở hữu những bài viết cung cấp sự hiểu biết, kiến thức và quan điểm - những bài viết có sức nặng và đáng tin. Đó chính là cảm hứng cho một giải pháp mới làm nên tin tức kiến tạo ở hiện tại và tương lai.

Tin tức kiến tạo còn là việc của nhà báo dám tự điều chỉnh nhận thức của mình để thấy rằng nhiệm vụ của nhà báo không chỉ là cảnh báo các vấn đề và sự lo lắng của công chúng. Thay vì đó, để phục vụ xã hội và công dân của xã hội, những người làm báo cần phải thấy vui khi đảm đương một vai trò tích cực hơn - một kiểu trọng tài viên trong tranh luận, cố gắng tìm giải pháp cho các thách thức mà tất cả chúng ta phải đối mặt.

Trước khi kết thúc bài viết này, tôi thực sự ấn tượng với các ví dụ mà nhà báo Ulrik Haagerup dùng trong cuốn sách. Chúng ta đã nói rất nhiều mục tiêu và đích đến, vậy cách thức sẽ là gì? Câu chuyện nhỏ trong phim “Huấn luyện ngựa” đã thay cho lời kết “Hãy thấu hiểu ngựa của mình và giúp nó làm những điều đúng”. Điểm mấu chốt nghĩa là, hãy chiếm được lòng tin của đối tác để tìm ra giải pháp phù hợp. Nhẹ nhàng trong việc bạn làm nhưng thật mạnh mẽ trong cách bạn làm việc đó.

“Ulrik Haagerup đang là tiên phong trong tư duy mới về vai trò của các phương tiện truyền thông trong thế giới ngày nay và làm sao hiện thực hóa tư duy đó”. Lời khen tặng dành cho tác giả cuốn sách đến từ Tổng Giám đốc Văn phòng Liên Hợp Quốc tại Geneva thêm một lần nữa củng cố niềm tin: Sách nên được đọc bởi những ai quan tâm đến truyền thông hoặc đang làm trong lĩnh vực này. Suy đến cùng, ai trong cũng ta cũng đều là người có thể làm truyền thông, hoặc thụ hưởng dịch vụ truyền thông hay quản lý truyền thông xã hội.

Nguyễn Hường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]