(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo tư liệu làng Muốt (xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy): Ở Mường Trám (nay là làng Muốt) xưa thuộc xã Hạ Lãm có ông Phạm Phú Nghĩa là người tài năng có nhiều công dẹp giặc cứu nước nên đã được nhà vua chọn làm phò mã. Nhân lúc đất nước tạm được yên bình, ông xin vua về thăm quê mường để thỏa lòng bấy lâu mong nhớ.

Trăn trở về đình làng Muốt

Theo tư liệu làng Muốt (xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy): Ở Mường Trám (nay là làng Muốt) xưa thuộc xã Hạ Lãm có ông Phạm Phú Nghĩa là người tài năng có nhiều công dẹp giặc cứu nước nên đã được nhà vua chọn làm phò mã. Nhân lúc đất nước tạm được yên bình, ông xin vua về thăm quê mường để thỏa lòng bấy lâu mong nhớ.

Trăn trở về đình làng MuốtCông trình xây dựng dang dở khiến khu vực thờ cúng bụi bặm và thiếu tôn nghiêm.

Ông cùng một số binh sĩ ngày đêm vượt núi rừng ven theo bờ sông Mã, đến đất Mường Phẩm dừng lại nghỉ chân. Bỗng thấy đàn trâu bò ăn cỏ ven đồi chạy tán loạn, theo sau là một con hổ đang lao tới. Ông vội đứng lên, nói với binh sĩ, “Con trâu, con bò là chân tay của người mường ta. Mất trâu bò lấy gì mà cày bừa, mà kéo luồng, kéo gỗ". Nghe tiếng động và ngửi thấy hơi người, con hổ quay lại phía ông, nhanh như cắt, ông đã dùng chiếc bừa ở bờ ruộng làm vũ khí đánh nhau với hổ. Hổ chết, nhưng ông cũng bị thương nặng. Binh sĩ khiêng ông đến dốc Mụ Cuội dưới chân núi Kềnh Trôông, một ngọn núi dô ra mặt sông Mã, ông bảo đặt ông ở đây và cử người về Mường Trám báo cho dân làng biết.

Được tin này người Mường Trám kéo nhau đến. Nhưng khi đến nơi thì mối đã đùn lấp cả thi thể ông thành nấm mồ. Người Mường Trám sắm đèn hương đặt lên ngôi mộ và làm mo cho ông suốt 12 ngày đêm. Sau đó lập đền thờ ông ngay tại ngôi mộ này.

Phạm Phú Nghĩa là một nhân vật theo nghĩa quân Lê Lợi hoạt động vùng Thung Phổ, ở đây có nhiều kho vũ khí và lương thực của Lê Lợi như hang Rèn, hang Gà, hang Gạo, hang Trâu...

Hầu hết các chòm của xã Hạ Lãm cũ, tức là các thôn trong xã hiện nay vẫn còn lưu giữ được các bản sắc phong của các triều đại phong kiến cho ông Phạm Phú Nghĩa, được tôn phong là Nghĩa Đổng tôn thần. Bởi ông là Thần hoàng làng được cả xã Hạ Lãm cũ tôn thờ, trong đó đình làng Muốt là trung tâm của việc thờ phụng ông. Trong một sắc phong Vua Khải Định ban cho đình làng Muốt, ghi rất rõ: “Sắc cho Muốt chòm, xã Hạ Lãm, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Trước kia thờ phụng phò mã Nghĩa đổng tôn thần là vị thần rất linh thiêng bảo vệ che chở cho dân. Nay nhân dịp trẫm mừng thọ tứ tuần đại khánh ban sắc phong: phong cho Dực bảo trung hưng tôn thần. Sắc cho địa phương thờ phụng kính cẩn để vị thần che chở cho dân. Ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924)”. Rất tiếc bản gốc sắc phong nay hiện nay đã bị thất lạc, chỉ còn lại bản dịch của cố giáo sư Trần Quốc Vượng.

Ngoài ra, đình làng Muốt còn phối thờ ông Phạm Phú Sơn là anh ruột ông Phạm Phú Nghĩa. Ông Sơn cùng vợ là bà Son, người đến vùng này khai phá thửa ruộng đầu tiên. Sau đó không lâu, thấy đất tốt, nắng mưa thuận hòa, nước suối đầy đủ nên không chỉ họ Phạm mà các dòng họ khác cũng đến đây khai phá đất đai, dựng nhà ở lập nên làng Muốt.

Về đình làng Muốt hiện nay, chúng tôi được các cụ cao niên của làng kể lại, thuở ban đầu, đình làm bằng tranh, tre, nứa, lá. Đến giữa thế kỷ XVII mới xây lại bằng gạch, ngói. Đình vẫn giữ được kiến trúc hình chữ “Đinh”, có 3 gian và một sân rộng lát gạch. Trong đình có ban thờ đặt bài vị ông Phạm Phú Nghĩa, có một kiệu sơn son thếp vàng, có bộ bát bửu và nhiều đồ tế khí khác. Song, cũng như rất nhiều đình trên địa bàn tỉnh, do hoàn cảnh chiến tranh, nhiều hiện vật trong đình đã bị phá hoặc mất đi. Đến những năm 90 của thế kỷ XX, chính quyền và Nhân dân xã Cẩm Thành cùng xây dựng lại ngôi đình. Và năm 2017, đình được trùng tu như kiến trúc hiện nay để làm nơi hội họp của dân làng và làm nơi thờ Thành hoàng và những người có công với nước.

Trăn trở về đình làng MuốtBà con Nhân dân thôn Muốt hy vọng rằng sẽ có một ngày đình làng Muốt được xây dựng lại như trước kia.

Thôn Muốt hiện có 240 hộ/1.017 khẩu, bà con chủ yếu sống bằng nghề nông, thu nhập bình quân của người dân là hơn 40 triệu đồng/năm. Ông Hà Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Thành, cho biết: "Trong thời gian tới, sẽ có một con đường liên huyện chạy qua làng, nối từ Quốc lộ 217 đi Bá Thước. Đây là cơ hội để bà con phát triển các ngành dịch vụ, vươn lên xây dựng đời sống kinh tế tốt hơn. Hiện tại xã đã có 4/8 thôn đạt NTM. Để thôn Muốt đạt chuẩn NTM không thể thiếu các thiết chế văn hóa. Đây là điều lãnh đạo địa phương và bà con luôn trăn trở".

Dù được khởi công năm 2017 nhưng đến nay đình làng Muốt vẫn còn dang dở. Chia sẻ với chúng tôi, ông Hà Văn Nhân, bí thư chi bộ thôn Muốt chùng giọng nói: "Không chỉ người dân của làng mà trong toàn xã luôn coi đình làng Muốt là nơi linh thiêng, thờ tự tín ngưỡng. Hằng năm, tại đình làng đều có tổ chức lễ đầu năm vào ngày mùng 7 tháng Giêng; lễ cúng cơm mới vào tháng 5 và tháng 10 âm lịch để tạ ơn thần linh phù hộ cho lúa màu tốt tươi, sai bông trĩu hạt; và lễ khai quang tẩy uế để chuẩn bị ăn tết vào ngày 25 tháng Chạp. Từ trong sâu thẳm tâm thức của người dân thôn Muốt vẫn mong đình được xây dựng lại với kết cấu kiến trúc cổ, trả lại cho ngôi đình diện mạo như trước kia. Còn trước mắt, thì chỉ mong công trình di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh này sớm hoàn thành để bà con được nhang khói thường xuyên".

Đình làng vẫn còn đó, nhưng bà con Nhân dân thì không thể đến hương khói vì việc xây dựng bỏ dở nhiều năm nay, hiện các đồ thờ cúng vẫn đang để lộn xộn, thiếu sự tôn nghiêm.

q Bài và ảnh: CHI ANH

Công trình xây dựng dang dở khiến khu vực thờ cúng bụi bặm và thiếu tôn nghiêm.

Theo tư liệu làng Muốt (xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy): Ở Mường Trám (nay là làng Muốt) xưa thuộc xã Hạ Lãm có ông Phạm Phú Nghĩa là người tài năng có nhiều công dẹp giặc cứu nước nên đã được nhà vua chọn làm phò mã. Nhân lúc đất nước tạm được yên bình, ông xin vua về thăm quê mường để thỏa lòng bấy lâu mong nhớ. Ông cùng một số binh sĩ ngày đêm vượt núi rừng ven theo bờ sông Mã, đến đất Mường Phẩm dừng lại nghỉ chân. Bỗng thấy đàn trâu bò ăn cỏ ven đồi chạy tán loạn, theo sau là một con hổ đang lao tới. Ông vội đứng lên, nói với binh sĩ, “Con trâu, con bò là chân tay của người mường ta. Mất trâu bò lấy gì mà cày bừa, mà kéo luồng, kéo gỗ". Nghe tiếng động và ngửi thấy hơi người, con hổ quay lại phía ông, nhanh như cắt, ông đã dùng chiếc bừa ở bờ ruộng làm vũ khí đánh nhau với hổ. Hổ chết, nhưng ông cũng bị thương nặng. Binh sĩ khiêng ông đến dốc Mụ Cuội dưới chân núi Kềnh Trôông, một ngọn núi dô ra mặt sông Mã, ông bảo đặt ông ở đây và cử người về Mường Trám báo cho dân làng biết.

Được tin này người Mường Trám kéo nhau đến. Nhưng khi đến nơi thì mối đã đùn lấp cả thi thể ông thành nấm mồ. Người Mường Trám sắm đèn hương đặt lên ngôi mộ và làm mo cho ông suốt 12 ngày đêm. Sau đó lập đền thờ ông ngay tại ngôi mộ này.

Phạm Phú Nghĩa là một nhân vật theo nghĩa quân Lê Lợi hoạt động vùng Thung Phổ, ở đây có nhiều kho vũ khí và lương thực của Lê Lợi như hang Rèn, hang Gà, hang Gạo, hang Trâu...

Hầu hết các chòm của xã Hạ Lãm cũ, tức là các thôn trong xã hiện nay vẫn còn lưu giữ được các bản sắc phong của các triều đại phong kiến cho ông Phạm Phú Nghĩa, được tôn phong là Nghĩa Đổng tôn thần. Bởi ông là Thần hoàng làng được cả xã Hạ Lãm cũ tôn thờ, trong đó đình làng Muốt là trung tâm của việc thờ phụng ông. Trong một sắc phong Vua Khải Định ban cho đình làng Muốt, ghi rất rõ: “Sắc cho Muốt chòm, xã Hạ Lãm, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Trước kia thờ phụng phò mã Nghĩa đổng tôn thần là vị thần rất linh thiêng bảo vệ che chở cho dân. Nay nhân dịp trẫm mừng thọ tứ tuần đại khánh ban sắc phong: phong cho Dực bảo trung hưng tôn thần. Sắc cho địa phương thờ phụng kính cẩn để vị thần che chở cho dân. Ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924)”. Rất tiếc bản gốc sắc phong nay hiện nay đã bị thất lạc, chỉ còn lại bản dịch của cố giáo sư Trần Quốc Vượng.

Ngoài ra, đình làng Muốt còn phối thờ ông Phạm Phú Sơn là anh ruột ông Phạm Phú Nghĩa. Ông Sơn cùng vợ là bà Son, người đến vùng này khai phá thửa ruộng đầu tiên. Sau đó không lâu, thấy đất tốt, nắng mưa thuận hòa, nước suối đầy đủ nên không chỉ họ Phạm mà các dòng họ khác cũng đến đây khai phá đất đai, dựng nhà ở lập nên làng Muốt.

Về đình làng Muốt hiện nay, chúng tôi được các cụ cao niên của làng kể lại, thuở ban đầu, đình làm bằng tranh, tre, nứa, lá. Đến giữa thế kỷ XVII mới xây lại bằng gạch, ngói. Đình vẫn giữ được kiến trúc hình chữ “Đinh”, có 3 gian và một sân rộng lát gạch. Trong đình có ban thờ đặt bài vị ông Phạm Phú Nghĩa, có một kiệu sơn son thếp vàng, có bộ bát bửu và nhiều đồ tế khí khác. Song, cũng như rất nhiều đình trên địa bàn tỉnh, do hoàn cảnh chiến tranh, nhiều hiện vật trong đình đã bị phá hoặc mất đi. Đến những năm 90 của thế kỷ XX, chính quyền và Nhân dân xã Cẩm Thành cùng xây dựng lại ngôi đình. Và năm 2017, đình được trùng tu như kiến trúc hiện nay để làm nơi hội họp của dân làng và làm nơi thờ Thành hoàng và những người có công với nước.

Thôn Muốt hiện có 240 hộ/1.017 khẩu, bà con chủ yếu sống bằng nghề nông, thu nhập bình quân của người dân là hơn 40 triệu đồng/năm. Ông Hà Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Thành, cho biết: "Trong thời gian tới, sẽ có một con đường liên huyện chạy qua làng, nối từ Quốc lộ 217 đi Bá Thước. Đây là cơ hội để bà con phát triển các ngành dịch vụ, vươn lên xây dựng đời sống kinh tế tốt hơn. Hiện tại xã đã có 4/8 thôn đạt NTM. Để thôn Muốt đạt chuẩn NTM không thể thiếu các thiết chế văn hóa. Đây là điều lãnh đạo địa phương và bà con luôn trăn trở".

Dù được khởi công năm 2017 nhưng đến nay đình làng Muốt vẫn còn dang dở. Chia sẻ với chúng tôi, ông Hà Văn Nhân, bí thư chi bộ thôn Muốt chùng giọng nói: "Không chỉ người dân của làng mà trong toàn xã luôn coi đình làng Muốt là nơi linh thiêng, thờ tự tín ngưỡng. Hằng năm, tại đình làng đều có tổ chức lễ đầu năm vào ngày mùng 7 tháng Giêng; lễ cúng cơm mới vào tháng 5 và tháng 10 âm lịch để tạ ơn thần linh phù hộ cho lúa màu tốt tươi, sai bông trĩu hạt; và lễ khai quang tẩy uế để chuẩn bị ăn tết vào ngày 25 tháng Chạp. Từ trong sâu thẳm tâm thức của người dân thôn Muốt vẫn mong đình được xây dựng lại với kết cấu kiến trúc cổ, trả lại cho ngôi đình diện mạo như trước kia. Còn trước mắt, thì chỉ mong công trình di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh này sớm hoàn thành để bà con được nhang khói thường xuyên".

Đình làng vẫn còn đó, nhưng bà con Nhân dân thì không thể đến hương khói vì việc xây dựng bỏ dở nhiều năm nay, hiện các đồ thờ cúng vẫn đang để lộn xộn, thiếu sự tôn nghiêm.

Bài và ảnh: CHI ANH



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]