(vhds.baothanhhoa.vn) - Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, sớm mồ côi mẹ, năm 10 tuổi, Nguyễn Bính (1918-1966) phải theo anh lên Hà Nội kiếm sống. Ông làm thơ khi mới 13 tuổi và sớm thể hiện tài năng. Năm 1943, ông vào Nam bộ rồi ở lại tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1954 ông tập kết ra Bắc và tiếp tục tham gia công tác báo chí văn nghệ. Trong khi phần lớn các thi sĩ cùng thời chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây thì Nguyễn Bính lại tìm về với hồn thơ dân tộc và hấp dẫn người đọc bằng chính hồn thơ này.

“Mưa xuân”, một câu chuyện tình yêu đẹp

Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, sớm mồ côi mẹ, năm 10 tuổi, Nguyễn Bính (1918-1966) phải theo anh lên Hà Nội kiếm sống. Ông làm thơ khi mới 13 tuổi và sớm thể hiện tài năng. Năm 1943, ông vào Nam bộ rồi ở lại tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1954 ông tập kết ra Bắc và tiếp tục tham gia công tác báo chí văn nghệ. Trong khi phần lớn các thi sĩ cùng thời chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây thì Nguyễn Bính lại tìm về với hồn thơ dân tộc và hấp dẫn người đọc bằng chính hồn thơ này.

“Mưa xuân”, một câu chuyện tình yêu đẹp

Mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa của đôi lứa hẹn hò, trao nhau những lời hẹn ước. Mùa xuân cũng là mùa của cảm xúc thơ ca, thăng hoa trong tâm hồn các thi sĩ. Với bài thơ Mưa xuân, mùa xuân và tình yêu của Nguyễn Bính cũng đậm chất giản dị, thanh bình của làng quê Việt Nam như chính tâm hồn ông vậy!

Câu chuyện về mưa xuân nhưng mở đầu bài thơ không phải mưa, không phải cảnh xuân, mà là sự xuất hiện trực tiếp của một cô gái trẻ làm nghề dệt lụa. Chắc hẳn đây là một cô gái đẹp, tấm lòng cô trong sáng, thuần khiết, được tác giả so sánh như một “vuông lụa trắng” vẫn chưa được mẹ già “bán chợ làng xa” tức là chưa có chồng. Cách nói thật lạ, thật hay! So sánh giản dị, giàu tính tượng hình mà cũng đầy tinh tế.

Cô gái trẻ này chính là mẫu người thiếu nữ thôn quê trong trắng, thuần khiết, nét đẹp giản dị thường xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính. Những địa danh chỉ nghe qua đã đủ gợi hồn quê kiểng. Những đám hội ở thôn quê luôn vui như... hội. Bởi vì người ta đâu chỉ được xem hát, xem trò, được thưởng thức nghệ thuật, mà có lẽ còn quan trọng hơn thế - đấy là nơi gặp gỡ, giao cảm, nơi tìm kiếm và hẹn hò của những lứa đôi. Bởi thế, chỉ mới nghe mẹ bảo “thôn Đoài hát tối nay”, cô gái quê e ấp kín đáo bỗng biến đổi, linh động hẳn lên: Cô chợt dừng tay dệt vải, má chợt ửng hồng, đầu óc một phút lơ lãng đi đâu và cái hành vi rất thực và rất gợi này:

Nguyễn Bính đã kể đến chuyện mưa xuân, mưa xuân vào một buổi chiều. Cảnh nhà đơn chiếc chỉ có hai mẹ con bỗng trở lên vui tươi bởi một bữa “mưa xuân phơi phới bay”. Đọc câu thơ, ta có cảm giác như không phải mưa xuân phơi phới mà chính là lòng “em” đang “phơi phới” sắc xuân thì. Mùa xuân như thổi sắc “phơi phới” vào hồn “em” tươi trẻ, khiến hoa xoan cũng nở rộ đẹp xinh, báo hiệu mùa xuân về. Rồi “hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ” đã làm cho khung cảnh yên bình bị phá vỡ. Tiếng trống hội làng thúc giục, với tiếng loa của “hội chèo” và cộng thêm nữa “Mẹ bảo: Thôn Đoài hát tối nay” làm cho “vuông lụa trắng” khấp khởi khi ngồi dệt bên khung cửi hay chính tấm lòng thiếu nữ đang mong ngóng nên khấp khởi?:

Lòng thấy giăng tơ một mối tình. Em ngừng thoi lại giữa tay xinh. Hình như hai má em bừng đỏ. Có lẽ là em nghĩ tới anh?

Không biết là do “mưa xuân phơi phới”, “hội chèo đi ngang ngõ” hay lời nói của mẹ đã làm cho “vuông lụa trắng” phải “ngừng thoi lại”?. Không biết có phải tay xinh ngừng dệt là do lòng “giăng tơ một mối tình”? Lòng mới chỉ “giăng tơ” mà sao “hai má em bừng đỏ”? Tất cả câu hỏi đều được trả lời bằng câu thơ cuối, là do anh, tại anh. “Có lẽ là em nghĩ tới anh”?.

Câu chuyện mưa xuân lại được kể tiếp như nối tiếp tâm trạng bâng khuâng, khấp khởi nhớ đến bạn trai của cô thôn nữ. Đám hát tan nhưng đêm chưa tàn. Nếu như ở khổ thơ trước, với tâm trạng “phơi phới”, khoảng cách đến thôn Đoài chỉ ngắn ngủi có một thôi đê, đến nỗi mưa xuân cũng không làm em ướt áo; thì giờ đây, một thôi đê cũng trở nên dài bất tận:

Bữa ấy, mưa xuân đã ngại bay. Hoa xoan đã nát dưới chân giày. Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ. Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”.

Mưa xuân vui, buồn theo em. Mưa “phơi phới” giờ cũng ngại bay, “hoa xoan đã nát” dưới chân giày”. Bởi “hội chèo làng Đặng về ngang ngõ”. Thôn Đoài đã hết hội rồi. Còn mẹ lại bảo “Mùa xuân đã cạn ngày”. Hoa xoan đã nát dưới chân giày cũng giống như sự ngóng trông, khắc khoải và hy vọng của em vỡ vụn theo trong chiều mưa nặng hạt ấy.

Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày. Bao giờ em mới gặp anh đây? Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ. Để mẹ bảo rằng: “Hát tối nay”.

Từ tâm trạng bối rối thương yêu đã trở nên buồn tủi hơn với nỗi nhớ của riêng mình. Lúc này chỉ còn mình cô gái trên đường về. Mưa xuân đã chuyển nặng hạt hơn không còn mang cho người ta cảm giác tươi mát như ban đầu. Mà ngược lại, mưa còn làm cho người con gái thêm buồn tủi trong đêm lạnh. Khoảng cách giữa nhân vật “em” và “anh” lúc này không còn là một “thôi đê” nữa mà là “một dải đê” xa tít tắp.

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay. Hoa xoan đã nát dưới chân giày. Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ. Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”...

Nghe lời người mẹ nói thì mùa xuân đã cạn ngày như chính tình yêu của cô gái vậy. Chữ “cạn” cũng được xem vừa là sự kết thúc, nhưng đồng thời nó cũng là sự mở đầu: Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày!

Từ một cuộc hẹn không thành mà mối duyên lành vĩnh viễn trôi. Nỗi đau khổ đầu đời như một vết cứa vào tâm hồn người con gái. Những tưởng như nỗi đau đó làm mùa xuân đã cạn ngày và tình yêu cũng chết trong em. Nhưng không, đến khổ thơ cuối là sự bùng cháy mãnh liệt một ngọn lửa khao khát yêu thương:

Bao giờ em mới gặp anh đây. Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ. Để mẹ em rằng hát tối nay?

Bài thơ Mưa xuân là một bức tranh tả cảnh quê. Cũng là nỗi lòng của những người đang yêu là các chàng trai, cô gái chốn thôn quê, của chính tâm hồn thi sĩ. Bài thơ Mưa xuân được Nguyễn Bính viết theo thể thơ tứ tuyệt trường thiên. Đó là mùa xuân ở vùng quê Bắc bộ nửa đầu của thế kỷ 20. Trong Mưa xuân có bức tranh làng quê ngày xuân, có hội làng, có nỗi lòng của một thôn nữ ở tuổi cập kê. Mưa xuân như một câu chuyện được thi sĩ kể bằng thơ. Đó là một câu chuyện về tình yêu, về nỗi nhớ mong, tương tư của một cô gái trẻ nơi thôn quê thuần khiết. Câu chuyện chưa kết thúc, cứ khiến người đọc vừa hy vọng, lại vừa man mác buồn.

Bằng cách sử dụng các hình ảnh đối lập, vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ kết hợp với lối văn tự sự đi vào lòng người, bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính đã mang đến thật nhiều cảm xúc cho người đọc về tình yêu đôi lứa - một câu chuyện tình yêu đẹp, để lại bao vương vấn nhưng rồi lại đầy nuối tiếc...

LÊ XUÂN SOAN (CTV)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]