(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhắc đến nhà thơ Tú Mỡ người đọc thường nhớ đến một nhà thơ có tài trào phúng với lối viết hài hước, dí dỏm trong tác phẩm của mình. Ông là người đại diện duy nhất của dòng thơ này được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, Tú Mỡ nổi tiếng là một “cây cù” trong làng thơ cho nên bạn bè thân hữu đến với ông ai cũng thích khơi lên một cái gì đó để... gây cười, kể cả những lúc hoàn cảnh nhà thơ rơi vào tình thế đáng buồn.

Nhà thơ Tú Mỡ - người cả đời cống hiến cho nghệ thuật trào phúng

Nhắc đến nhà thơ Tú Mỡ người đọc thường nhớ đến một nhà thơ có tài trào phúng với lối viết hài hước, dí dỏm trong tác phẩm của mình. Ông là người đại diện duy nhất của dòng thơ này được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, Tú Mỡ nổi tiếng là một “cây cù” trong làng thơ cho nên bạn bè thân hữu đến với ông ai cũng thích khơi lên một cái gì đó để... gây cười, kể cả những lúc hoàn cảnh nhà thơ rơi vào tình thế đáng buồn.

Nhà thơ Tú Mỡ - người cả đời cống hiến cho nghệ thuật trào phúng

Chân dung Nhà thơ mới Tú Mỡ. Ảnh: Internet

Nhà thơ Tú Mỡ tên khai sinh là Hồ Trọng Hiếu, bút danh Bút Chiến Đấu. Sinh ngày 14/3/1900 tại phố Hàng Hòm, Hà Nội, trong một gia đình lao động nghèo ở thành thị tiểu thủ công. Lên 5 tuổi, ông học chữ Hán với ông nội. Khi ông nội mất, ông mới học chữ quốc ngữ với thầy giáo Quý ở phố Hàng Mành.

Sinh thời, nhà thơ Tú Mỡ từng có dịp được... xuất ngoại. Ấy là lần ông sang thăm Liên Xô năm 1970. Tại đây, ông đã khiến không ít nhà văn nước bạn phải kinh ngạc khi biết ông có tới... 9 người con. Khi được hỏi, ông định mua gì làm quà cho các cháu nội, ngoại (bấy giờ cả thảy 27 đứa), Tú Mỡ đã khiến các bạn Liên Xô bật cười thích thú bởi sự thật thà của mình. Ông nói ngắn gọn: “Tôi sẽ mua một quả bóng” (bóng đá). Câu trả lời thoạt nghe ngỡ như... đùa, song nó lại hàm chứa một ý nghĩa rất sát với thực tế. Quả tình, với nguồn tài chính hạn hẹp của ông, chỉ món quà như thế này mới có thể “chia” được cho nhiều người (đứa thì tham gia thi đấu, đứa thì đứng ngoài xem, cổ vũ).

Chẳng hiểu vì duyên cớ nào, năm lên 16 tuổi, Trọng Hiếu bắt đầu “nhiễm chứng” làm thơ. Ông đã kể lại một cách rất hồn nhiên và hóm hỉnh trong hồi ký của mình rằng: “… tôi quyết tâm học làm thơ. Trước hết tôi mua bộ Hán- Việt văn khảo để nghiên cứu các thể thơ ca, từ, phú, rồi mua những tập thơ của nữ sĩ họ Hồ tên Xuân Hương, rồi đến Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Trần Tuấn Khải… những tác phẩm mà tôi thích đọc nhất…”. Đấy toàn là những bậc thơ tài danh đất Việt… ”

Khi tròn 17 tuổi, chàng thư sinh Hà thành Hồ Trọng Hiếu đem lòng yêu một nữ sinh 15 tuổi ở phố Hàng Bông. Bắt đầu từ thời điểm này, “chứng bệnh” làm thơ của chàng ngày càng nặng thêm. Thật không may cho kẻ si tình, sau khi bài thơ tặng người yêu đầu tiên theo thể thất ngôn bát cú, có tên là “Tương tư” đến tay Hoàng Ngọc Phách, bị chê là mòn sáo. Quả là chẳng có sai, vì ở cái tuổi ấy, vốn không có khiếu thơ tình, nhưng khi tình yêu sét đánh sạt qua tim thì cứ nghĩ gì viết nấy thôi, chứ lấy đâu cảm xúc.

Nhà thơ Tú Mỡ - người cả đời cống hiến cho nghệ thuật trào phúng

Năm 18 tuổi, Hồ Trọng Hiếu đỗ bằng Thành chung và cuối năm đó, ông xin vào làm thầy ký trong Sở Tài chính Hà Nội cho đến Cách mạng Tháng Tám 1945. Dù không phải là nghề thầy phán, nhưng ngay từ khi bắt đầu đi làm ông cũng đã sáng tác được bài thơ khôi hài đầu tiên, đó là bài “Bốn cái mong của thầy Phán”. Nhưng cũng phải đến lúc chàng thanh niên họ Hồ tên Hiếu 26 tuổi mới bắt đầu có thơ đăng trên “Việt Nam thanh niên tạp chí” và “Tứ dân tạp chí”. Và mãi đến năm 32 tuổi, sau khi gặp Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) năng khiếu thơ trào phúng của Tú Mỡ mới được phát hiện và ngay sau đấy ông được mời tham gia Tự lực văn đoàn. Sau một thời gian ngắn, Tú Mỡ được cử phụ trách mục Giòng nước ngược trên tờ Phong Hóa, một tờ báo chuyên về văn chương, hài hước và trào phúng của nhóm này.

Mùa đông năm 1946, cuộc kháng Pháp bùng nổ, Tú Mỡ thôi không làm ở Sở Tài chính nữa mà lên chiến khu, tham gia kháng chiến bằng ngòi bút trào phúng sở trường quen thuộc. Thời kỳ này, Tú Mỡ ký tên là Bút Chiến Đấu. Ông giải thích: Vì thấy công cuộc kháng chiến là công cuộc nghiêm chỉnh, mình dùng bút danh để đánh địch cũng là việc làm nghiêm chỉnh… cho nên tôi không muốn dùng bút danh cũ là Tú Mỡ. Tú Mỡ là tên đặt đùa, ý là người kế tục nhà thơ bậc thầy Tú Xương. Vả lại, hai chữ Tú Mỡ lúc này ông còn nghe gần với “đú mỡ” (rửng mỡ), có vẻ không được… nghiêm túc. Và từ nay, tôi đặt thơ vào hai mục riêng: loại đánh địch là mục “Nụ cười kháng chiến” và loại ca ngợi tinh thần anh dũng của quân dân là mục “Anh hùng vô tận”.

Nhà thơ Tú Mỡ - người cả đời cống hiến cho nghệ thuật trào phúng

Nhà thơ Tú Mỡ và các bạn thơ. Ảnh: Internet

Năm 1954, chiến tranh kết thúc, ông tiếp tục sáng tác phục vụ cuộc đấu tranh trong giai đoạn mới. Đến năm 1957, ông được bầu làm Phó chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, nay là Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học- nghệ thuật Việt Nam và là Ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam khóa I.

Có thể nói, qua các tập thơ của Tú Mỡ, người đọc luôn thấy hiện lên từ sáng tác của ông một chân dung tác giả thật nhân hậu, chan chứa tình yêu thương, một phong cách sống gần gũi với người lao động bình thường. Tú Mỡ là một nhà thơ đã cống hiến cả đời cầm bút của mình cho nghệ thuật trào phúng. Ông là cây bút tài năng và có sức viết đổi dào nhất trong dòng sông trào phúng ở nước ta thế kỷ XX. Tú Mỡ mất ngày 13 tháng 7 năm 1976, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội, hưởng thọ 76 tuổi.

TS (tổng hợp)


TS (tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]