(vhds.baothanhhoa.vn) - Nằm trong quần thể khu Di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu trên địa bàn xã Triệu Lộc (Hậu Lộc), cùng với núi Gai, núi Tùng là căn cứ gắn liền với Cuộc khởi nghĩa chống giặc Ngô xâm lược hơn 1770 năm về trước do nữ tướng Triệu Trinh Nương - Bà Triệu lãnh đạo. Cũng chính nơi đây, vị “Vua Bà” và ba ông tướng họ Lý - bề tôi dưới trướng của Bà Triệu đã lựa chọn tuẫn tiết bởi không muốn rơi vào tay kẻ thù. Núi Tùng là không gian văn hóa với những dấu tích của “người xưa” gồm lăng, mộ Bà Triệu; mộ ba ông tướng họ Lý... đang âm thầm “kể lại” chuyện lịch sử.

Về thăm núi Tùng

Nằm trong quần thể khu Di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu trên địa bàn xã Triệu Lộc (Hậu Lộc), cùng với núi Gai, núi Tùng là căn cứ gắn liền với Cuộc khởi nghĩa chống giặc Ngô xâm lược hơn 1770 năm về trước do nữ tướng Triệu Trinh Nương - Bà Triệu lãnh đạo. Cũng chính nơi đây, vị “Vua Bà” và ba ông tướng họ Lý - bề tôi dưới trướng của Bà Triệu đã lựa chọn tuẫn tiết bởi không muốn rơi vào tay kẻ thù. Núi Tùng là không gian văn hóa với những dấu tích của “người xưa” gồm lăng, mộ Bà Triệu; mộ ba ông tướng họ Lý... đang âm thầm “kể lại” chuyện lịch sử.

Về thăm núi Tùng

Đường vào di tích dưới chân núi Tùng.

Về thăm núi Tùng

Sau liên tiếp những trận giao tranh ác liệt với giặc Ngô xâm lược ở căn cứ Bồ Điền (nay thuộc xã Triệu Lộc), do tương quan lực lượng quá lớn, nghĩa quân Bà Triệu dần mất thế chủ động. Không muốn phải rơi vào tay giặc, vị “Vua Bà” đã lên đỉnh núi Tùng tuần tiết.

Về thăm núi Tùng

Theo lưu truyền dân gian, thương xót trước sự ra đi của nữ chủ tướng, ba anh em - ba ông tướng họ Lý ở đất Bồ Điền vốn là thuộc cấp trung thành của Bà Triệu sau khi tìm thấy thi hài của vị “Vua Bà” trên đỉnh núi Tùng đã đắp thành ngôi mộ để nữ chủ tướng được thiên thu yên nghỉ.

Về thăm núi Tùng

Sau khi lo chu toàn hậu sự cho vị “Vua Bà”, ba ông tướng họ Lý nguyện giữ trọn lời thề trung thành, bởi vậy đã cùng nhau quyên sinh dưới chân núi, canh giữ cho “Vua Bà” an nghỉ.

Về thăm núi Tùng

Tương truyền, mộ phần của ba anh em họ Lý được côn trùng “bao” thành những ngôi mộ lớn, vô cùng linh thiêng. Cảm động trước tấm lòng trung của ba ông tướng họ Lý, dân làng về sau đã đắp mộ, hương khói phụng thờ.

Về thăm núi Tùng

Nhà bia dưới chân núi Tùng, là nơi để người dân và du khách ghé thăm nơi đây dâng hương tưởng nhớ tiền nhân.

Về thăm núi Tùng

Văn bia “Kỷ niệm bia chí” được dựng năm 1928 có nội dung ca ngợi vị “Vua Bà”.

Về thăm núi Tùng

Ngay dưới chân núi Tùng - đường lên lăng, mộ Bà Triệu có đôi voi quỳ canh giữ.

Về thăm núi Tùng

Đường lên đỉnh núi Tùng - nơi có lăng, mộ Bà Triệu được tạo tác thành những bậc đá để du khách thuận tiện lên thăm.

Về thăm núi Tùng

Trải qua thời gian, lăng mộ “Vua Bà” trên đỉnh núi Tùng đã được trùng tu trang nghiêm, xứng với uy danh của Bà Triệu.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]