Vì sao vợ chồng gọi nhau là “Nhà” ?
Độc giả Phạm Công Chính hỏi: “Tôi có thắc mắc tại sao người ta lại gọi vợ hay chồng mình là “nhà”. Ví dụ vợ hoặc chồng giới thiệu nhau với ai đó thì nói “Đây là nhà tôi”. Có người giải thích “nhà” ở đây ý chỉ người trụ cột, thu vén trong gia đình, một kiểu vợ chồng tôn xưng lẫn nhau khi giới thiệu với người khác.
Xin chuyên mục “Cà kê chuyện chữ nghĩa” cho biết, cách giải thích này có đúng hay không?”
Trả lời:
Thực ra, không riêng gì tiếng Việt, mà trong tiếng Hán, vợ chồng cũng gọi nhau là “nhà”. Mục từ “gia” 家 (nhà), Khang Hy tự điển giảng là “vợ gọi chồng là gia” (nguyên văn: “hựu phụ vị phu viết gia - 婦謂夫曰家). Mục “thất” 室, từ điển này giảng là “chồng gọi vợ là thất” (nguyên văn: phu dĩ phụ vi thất - 夫以婦爲室). Lời giảng của Khang Hy tự điển cho thấy, cách xưng hô “gia” (nhà) vốn chỉ dành cho vợ gọi chồng; còn chồng gọi vợ là “thất” 室 (chữ thấtở đây cũng có nghĩa là nhà). Về sau, vợ chồng gọi nhau là “gia” (nhà), như Hán ngữ đại từ điển đã giảng ở mục chữ “gia” là “chỉ chồng hoặc vợ” (nguyên văn: chỉ phu hoặc phụ - 指夫或妻).
Chúng tôi chưa thấy tài liệu nào giải thích vì sao vợ lại gọi chồng là “gia” (nhà). Tuy nhiên, về chữ “thất” thì Khổng Dĩnh Đạt (574 – 648) một học giả sống vào thời Đường Thái Tông có giảng rằng “tráng hữu thê, thê cư thất trung, cố hô thê vi thất - 壯有妻,妻居室中, 故呼妻為室”, nghĩa là “lớn thì lấy vợ, vì vợ ở trong phòng thất, nên gọi vợ là thất”. Theo đây, thời xưa bố trí trong nhà thì gian chính gọi là “đường” 堂 (gian đầu tiên và lớn nhất), gian phía sau “đường” (có sự ngăn cách bởi tường vách) thì gọi là “thất”, và gian nằm ở hai bên “thất” thì gọi là “phòng”. Ấy chính là lý do Khổng Dĩnh Đạt đưa ra lời giải thích “vì vợ ở trong (phòng) thất nên gọi vợ là thất”.
Cũng cần nói thêm, trong tiếng Việt chữ “nhà” không chỉ được dùng khi “vợ hoặc chồng giới thiệu nhau với ai đó”, mà vợ chồng xưng hô với nhau cũng gọi là “nhà”. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – Vietlex) ghi nhận và giảng nghĩa thứ 5 của “gia” là “từ dùng để chỉ vợ hay chồng mình khi nói với người khác, hoặc vợ chồng dùng để gọi nhau trong đối thoại”, và lấy ví dụ “nhà tôi đi vắng”; “Nhà ơi nhà, tôi đau bụng quá nhà ạ”.
Trong tiếng Việt, “thất” được hiểu với nghĩa là “vợ” trong các cấu tạo từ như “chính thất” (vợ cả), “thứ thất” (vợ lẽ), “kế thất” (vợ kế - người vợ lấy sau khi vợ cả đã chết); “thất” không được dùng riêng để xưng gọi như “nhà”. Vì “gia” và “thất” có nghĩa như chúng tôi đã trình bày trên đây, nên hai chữ “thất gia” 室家 (trong tiếng Hán), “gia thất” 家室 trong tiếng Việt mới có nghĩa là “vợ”, “vợ chồng” hoặc “gia đình”, “nhà cửa”...
Như vậy, chúng ta chỉ có thể khẳng định là do ảnh hưởng nghĩa của chữ “gia” (nhà) gốc Hán chỉ vợ hoặc chồng, nên trong tiếng Việt “nhà” cũng được dùng “để chỉ vợ hay chồng mình khi nói với người khác, hoặc vợ chồng dùng để gọi nhau”. Với ý kiến “nhà” có nghĩa là “người trụ cột, thu vén trong gia đình, một kiểu vợ chồng tôn xưng lẫn nhau”, mà độc giả Phạm Công Chính nêu ra, thì theo chúng tôi chỉ nên xem là một cách giải thích để tham khảo, vì điều này chỉ là phỏng đoán chứ không có sở cứ.
Mẫn Nông (CTV)
{name} - {time}
-
2024-11-21 09:06:00
Trao giải các tiết mục xuất sắc nhất Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024
-
2024-11-21 09:04:00
Xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới với Óc Eo-Ba Thê
-
2024-06-17 14:57:00
Thực hư thông tin ca sỹ robot tổ chức buổi hòa nhạc gây sốc tại Mỹ
Điểm sáng phát triển văn hóa đọc
Việt Nam có MV Youtube đầu tiên đạt 1 tỉ lượt xem
Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về nghệ thuật thiết kế quảng cáo Việt Nam
“Sống đến bình minh” - Ký ức cuộc đời nhà báo Trần Mai Hạnh
“Càn” trong “ăn bậy nói càn” nghĩa là gì?
Độ nhiễu - Sai lầm trong phán đoán
Móng nhà hay móng ngựa
Giải Diên Hồng lần thứ ba được trao vào tháng 1 năm 2025
Lễ tục trong ngày tết Đoan ngọ