(vhds.baothanhhoa.vn) - Cuốn sách: “ Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam” là cuốn sách đầu tiên của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chủ đề đối ngoại được ra mắt từ tháng 11 năm 2023. Cuốn sách đã thể hiện tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của ông về đường lối đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ mới.

Xây dựng nền đối ngoại mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam

Cuốn sách: “ Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam” là cuốn sách đầu tiên của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chủ đề đối ngoại được ra mắt từ tháng 11 năm 2023. Cuốn sách đã thể hiện tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của ông về đường lối đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ mới.

Xây dựng nền đối ngoại mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam

Cuốn sách gồm 3 phần. Phần thứ nhất gồm bài viết tổng quan và 7 bài phát biểu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện vai trò quan trọng và đóng góp to lớn của công tác đối ngoại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phần thứ hai có tiêu đề: “Đối ngoại Việt Nam vì độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển” gồm 78 bài nói, viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư, điện của đồng chí Nguyễn Phú Trọng tại các hoạt động và diễn đàn ngoại giao song phương và đa phương thể hiện sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các trụ cột đối ngoại là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Phần thứ ba là dấu ấn đối ngoại, ngoại giao gồm 52 ý kiến của các chuyên gia, nhà chính trị, nhà nghiên cứu, bạn bè quốc tế về vai trò, đóng góp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc hình thành và phát triển trường phái ngoại giao Việt Nam mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.

Ngoại giao “cây tre Việt Nam” là sự đúc kết, hình tượng hóa đường lối đối ngoại mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thực hiện với những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước. Gốc vững chính là thực lực. Thân vững chính là lợi ích quốc gia dân tộc. Cành lá uyển chuyển là cách thức mà nước ta ứng xử trong ngoại giao. Đó là “vừa kiên định về nguyên tắc, vừa uyển chuyển về sách lược; mềm mại khôn khéo nhưng cũng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, can trường trước mọi khó khăn, thử thách, vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của Nhân dân; đoàn kết, nhân ái nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc”. (Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ngày 14/12/2021).

Những thành tựu trong công tác đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đã khẳng định: vị thế và uy tín quốc tế của nước ta trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực và đầy tinh thần trách nhiệm vào việc giữ vững hòa bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới.

Cuốn sách không chỉ tổng kết thành quả trong công tác đối ngoại, ngoại giao của nước ta mà còn thể hiện rõ tài năng về mặt lý luận của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông đã chỉ ra rằng: bước phát triển tư duy lý luận của Đảng về đối ngoại trong công cuộc đổi mới đất nước giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá đúng các quy luật phát triển, các xu thế lớn trong sự vận động của thế giới, các lực lượng trên trường quốc tế; nhận diện rõ các đối tác, đối tượng trong quan hệ đối ngoại... và định vị Việt Nam trên trường quốc tế.

Từ xây dựng “một nền đối ngoại rộng mở”; “Việt Nam muốn là bạn”, “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy”... đến “là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” với một tinh thần: “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng”. Đó là một bước tiến dài, thể hiện Việt Nam ngày càng có phương thức tốt nhất trong đối ngoại, ngoại giao để thúc đẩy lợi ích quốc gia dân tộc với những cách ứng xử mềm dẻo, khôn khéo, sáng tạo mà vẫn giữ vững mục tiêu bất biến.

Với tầm nhìn chiến lược và sự mẫn tiệp của mình, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã thẳng thắn chỉ ra các mặt còn hạn chế trong công tác đối ngoại; đó là: “còn chưa thật sự tự tin thể hiện xứng tầm với thế và lực mới của đất nước, chưa thực sự mang tâm thế mới của Việt Nam trong ứng xử đối ngoại và xử lý các mối quan hệ song phương cũng như đa phương trước những điều chỉnh nhanh chóng về chiến lược và quan hệ của các nước lớn... Chưa có suy nghĩ và hành động vượt tầm quốc gia, đạt tới tầm khu vực và quốc tế”.

Trong bối cảnh hiện nay, việc cần thiết là hiểu đúng, đủ, toàn diện, hơn thế còn có sự dự báo để làm tốt hơn khi nghiên cứu tình hình thế giới, đánh giá đúng vị trí của Việt Nam trong thế giới nhằm nhận thức rõ những cơ hội và thách thức, từ đó triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại của đất nước. Gia tài của nền ngoại giao hiện đại chính là: nghệ thuật ngoại giao của ông cha, phát triển ở thời đại Hồ Chí Minh, ngày càng phát huy trong công cuộc đổi mới ngày nay. Đó là luôn biết biến “nguy” thành “cơ”, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.

Ngoài sở hữu gia tài ấy, khi xây dựng nền ngoại giao, đối ngoại cần phải có tinh thần tiên phong trong tư duy, nhận thức; bảo vệ Tổ quốc từ sớm từ xa và tiên phong trong kiến tạo cơ hội để thúc đẩy lợi ích quốc gia dân tộc; trong kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại mà cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gợi mở.

Nguyễn Hường (CTV)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]