Cảnh giác chiêu trò mạo danh “thầy tu” bán thuốc nam
Mới đây, một phương thức lừa đảo giả mạo nhà tu hành/thầy tu bán thuốc chữa bệnh khiến cho không ít “phật tử” mắc bẫy.
Số nạn nhân bị lừa đảo trên không gian mạng vẫn chưa có dấu hiệu dừng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet.
Vẫn với kịch bản quen thuộc, đánh vào tâm lý người cao tuổi, người về hưu, người có tâm hướng Phật... lại có bệnh mãn tính như xương khớp, tiểu đường, tiền đình..., nhóm đối tượng lừa đảo liên tục đăng bài quảng cáo, giới thiệu và tư vấn khám, chữa bệnh trên các trang mạng xã hội Zalo, Facebook...
Tuy nhiên, các sản phẩm chất lượng kém, không có công dụng như quảng cáo. “Thuốc” chào bán được các đối tượng bào chế từ các loại lá và thân cây như: Ổi, sung, xấu hổ, lá lốt, cỏ ngọt... những loại cây “vô thưởng, vô phạt” với giá rẻ như cho, nhưng khi được các “nhà tu hành” bào chế ra thì được bán ra với giá “trên trời” cho “bệnh nhân” có nhu cầu.
Các đối tượng lừa đảo đến tận nhà người dân tư vấn bán thuốc rởm. (Ảnh: Nguồn internet)
Để tạo niềm tin cho các phật tử và người dân, các đối tượng tạo nhóm liên lạc qua Zalo, lấy logo và nội dung nhân danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam để làm hương, bào chế thuốc rao bán khắp trên các nền tảng mạng xã hội. Các đối tượng lừa đảo hoạt động theo phương thức hội nhóm phân chia đầu công việc người mua nguyên liệu, người giao hàng, người gọi chốt đơn, người hỗ trợ phân chia thông tin khách hàng và trực tiếp tham gia quảng cáo, bán sản phẩm, in đơn, đóng gói và gửi hàng...
Mặt khác, bọn chúng còn đóng giả thầy tu, sư thầy đi dọc các tuyến phố khi gặp “thượng đế” đa phần là phụ nữ và người già, người về hưu ở các vùng quê để mời chào, bắt bệnh và dụ dỗ mua thuốc. Tiếp đó, các “thầy tu” còn “thần thánh hóa” về công dụng của các loại sản phẩm “tự chế” có tác dụng chữa bách bệnh.
Việc mua thuốc của “thầy tu” là hữu duyên vừa tốt cho sức khỏe lại vừa làm việc thiện cho nhà chùa, “phật tử” đã đóng góp một phần kinh phí để tu sửa đình chùa...
Theo Luật Dược năm 2016, thuốc là loại hàng hóa đặc biệt và chỉ được bán lẻ dưới 4 hình thức: Nhà thuốc; quầy thuốc; tủ thuốc của trạm y tế xã/phường; cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; không được bán thuốc online và nghiêm cấm việc quảng cáo thuốc dưới hình thức lấy hình ảnh nhân viên nhà thuốc, thư mời, bác sĩ giới thiệu...
Để tránh trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, người dân cần nâng cao cảnh giác khi tiến hành mua - bán trên môi trường mạng, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, thuốc chữa bệnh chưa được kiểm chứng. Khi có bệnh, người dân nên đến trực tiếp các cơ sở y tế uy tín và nhà thuốc được cấp phép để khám và mua thuốc.
Lan Phú
{name} - {time}
-
2024-10-15 10:02:00
Quyết liệt xử lý học sinh điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ
-
2024-10-09 15:18:00
Trả lại không gian chung của vỉa hè
-
2024-09-16 08:42:00
“Chợ cóc” hoạt động tự phát, tiểu thương bỏ chợ chính
Km số 0 Quốc lộ 217B: Cần xây dựng hệ thống đèn tín hiệu giao thông
Giải tỏa các điểm tập kết xe chở rác gây ô nhiễm
Cẩn trọng với thủ đoạn móc túi người bệnh của bác sĩ online “rởm”
Ô tô vượt biển cấm gây mất an toàn giao thông đường sắt
Cảnh giác thủ đoạn “chuyển nhầm” rồi ép vay nặng lãi
Cần sớm khắc phục các điểm sạt lở trên Quốc lộ 217 đoạn qua huyện Quan Sơn
Mùa thu... “20 ngàn đồng”
Hoằng Hoá: Cần sớm di chuyển hàng cột điện ở thôn 5, xã Hoằng Thái
Vỉa hè ở khu vực cổng trường Tiểu học Đông Thọ cần sớm được sửa chữa