(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong những ngày tháng 7 hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hoạt động phổ biến và chủ lưu đó là sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể và doanh nghiệp với nhiều hoạt động tri ân hướng đến các đối tượng chính sách, người có công. Những việc làm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là sự tiếp nối, nhân lên những việc làm tốt đẹp của cha ông, thể hiện sự nhân văn của chế độ.

“Vết mực ố” trong hoạt động tri ân

Trong những ngày tháng 7 hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hoạt động phổ biến và chủ lưu đó là sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể và doanh nghiệp với nhiều hoạt động tri ân hướng đến các đối tượng chính sách, người có công. Những việc làm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là sự tiếp nối, nhân lên những việc làm tốt đẹp của cha ông, thể hiện sự nhân văn của chế độ.

Chiến tranh đã đi qua rất lâu, cuộc sống đã trở lại một cách bình thường với nhiều thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, nhưng vết thương trên cơ thể họ không dễ gì để có thể xóa nhòa. Sự đền đáp, tri ân không ngoài mục đích làm xoa dịu nỗi đau, đồng hành, hỗ trợ các đối tượng người có công vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho người có công, chúng ta đã lan tỏa, nhân lên rất nhiều việc làm có ý nghĩa, và nở rộ trong những ngày tháng 7. Những việc làm ấy giúp củng cố niềm tin, tăng cường xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc.

Thế nhưng, bên cạnh những hoạt động đầy ý nghĩa và tích cực trong những ngày tháng 7, thì đâu đó vẫn còn những kẻ cơ hội, lợi dụng chính sách, đội lốt lòng từ tâm để mưu cầu lợi ích riêng mình. Cách đây ít ngày, tại một số nhà văn hóa trên địa bàn phường Quảng Vinh, TP Sầm Sơn xuất hiện một nhóm người của Công ty CP Dịch vụ và Thương mại VTH Việt Nam đến tri ân, tặng quà nhân dịp 27-7 rồi lợi dụng để quảng cáo và bán một số mặt hàng thực phẩm chức năng với giá cao. Dù việc làm sai trái này đã được phát hiện kịp thời và yêu cầu dừng lại, nhưng vẫn để lại một nỗi buồn.

Việc lợi dụng chính sách để thực hiện các hành vi phi pháp không phải bây giờ mới có. Buồn là những việc làm mang tính lợi dụng ấy xảy ra đúng vào thời điểm mà cả nước đang diễn ra rất nhiều các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, làm đẹp thêm bức tranh an sinh xã hội của chế độ. Nó chẳng khác nào “vết mực ố”, tạo dư luận không đồng tình trong hội viên cựu chiến binh và Nhân dân.

Luật pháp về thương mại đã quy định rất rõ các hoạt động được phép và không được phép tổ chức hoạt động. Cùng với đó là khá nhiều quy định khác mang tính chuyên ngành, như một hàng rào phòng vệ được lập ra để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, nhất là những người tiêu dùng thuộc các nhóm đối tượng chính sách. Nếu như cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương đề cao hơn trách nhiệm, cảnh giác, kiểm tra chặt chẽ, có sự giám sát sau khi cấp phép, thì những thủ đoạn như thế này khó có đất để tồn tại, “vết mực ố” lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản ở Sầm Sơn vừa rồi cũng không xảy ra.

Đây tiếp tục là bài học để các cấp chính quyền, cơ quan chức năng nhìn nhận lại, thêm đề cao trách nhiệm của mình.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]