(vhds.baothanhhoa.vn) - Nỗ lực tạo sức hút với độc giả, nâng cao văn hóa đọc, góp phần xây dựng xã hội học tập, thời gian qua Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước thực hiện chuyển đổi số, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại. Qua đó, không ngừng nâng cao năng lực phục vụ, thu hút bạn đọc sử dụng dịch vụ.

Chuyển đổi số thư viện để đa dạng hóa hình thức đọc

Nỗ lực tạo sức hút với độc giả, nâng cao văn hóa đọc, góp phần xây dựng xã hội học tập, thời gian qua Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước thực hiện chuyển đổi số, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại. Qua đó, không ngừng nâng cao năng lực phục vụ, thu hút bạn đọc sử dụng dịch vụ.

Chuyển đổi số thư viện để đa dạng hóa hình thức đọc

Nhiều tài liệu quý hiếm, độc bản của thư viện cần được số hóa.

Chị Lê Phương Ly (TP Thanh Hóa) làm nghề dịch thuật tự do, là người rất chăm chỉ đến thư viện. Tuy nhiên theo chị Ly, việc đến thư viện để tìm kiếm thêm tài liệu phục vụ cho công việc dù rất hiệu quả nhưng lại chiếm nhiều thời gian. Mặt khác, nếu nhu cầu tìm kiếm phát sinh ngoài giờ hành chính thì việc tiếp cận dịch vụ là không thể. Nếu hệ thống Thư viện tỉnh có kho dữ liệu được số hóa, lưu giữ trực tuyến thì sẽ giúp độc giả tiếp cận dễ dàng, thuận lợi và chủ động hơn tại bất cứ thời gian, địa điểm nào. Giờ đây, mong mỏi của chị Ly cũng như nhiều độc giả có nhu cầu tìm kiếm tài liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy... đang dần trở thành hiện thực.

Thư viện tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 460.000 bản sách, 270 đầu báo tạp chí, 25.000 bản sách địa chí, 100.000 tập báo. Với 6 phòng chức năng, gồm: 1 phòng đọc đa phương tiện với 100 máy tính kết nối mạng; 1 phòng đọc thiếu nhi có sức chứa trên 100 người với 15.000 đầu sách các loại; 1 phòng địa chí dành cho nghiên cứu các tài liệu về địa phương với trên 10.000 đầu sách; 1 phòng tra cứu ngoại văn với khoảng 7.000 đầu sách, đây là phòng chứa nhiều tài liệu quý hiếm, chỉ có duy nhất 1 bản; 1 phòng báo, tạp chí với 210 đầu báo và 1 phòng đọc chung với 300 chỗ ngồi. Thực hiện chuyển đổi số, Thư viện tỉnh đã hoàn thành việc số hóa thư mục. Người đọc có thể tìm kiếm bất kỳ tài liệu, cuốn sách nào bằng việc gõ tên tác giả, nhà xuất bản, tên sách... tại địa chỉ

thuvientinhthanhhoa.vn. Đây là trang thông tin điện tử tổng hợp, tích hợp thư viện số và sách điện tử của thư viện. Với trang thông tin điện tử này, bạn đọc có thể tra cứu tài liệu bằng các thiết bị công nghệ có kết nối internet, rút ngắn thời gian mượn, trả, đồng thời làm cơ sở cho việc kết nối, chia sẻ thông tin thư mục giữa các thư viện trong thời gian tới. Bên cạnh đó, thư viện đã áp dụng mã vạch trong việc quản lý dữ liệu về bạn đọc, quản lý, lưu thông vốn tài liệu. Hiện tại, thư viện đang trong quá trình thực hiện việc số hóa toàn văn, trong đó một số tài liệu địa chí quý đã được số hóa, tiêu biểu như: Thư mục 50 năm Hàm Rồng chiến thắng với 2.500 trang, Thanh Hóa - Hủa Phăn 300 trang, 50 năm nghĩa tình Thanh Hóa - Quảng Nam 282 trang, Thanh Hóa với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 200 trang, Thư mục Thanh Hóa qua báo chí Trung ương 70.000 trang (từ năm 2002 đến nay), Đảng bộ Thanh Hóa qua các kỳ đại hội 400 trang, Lê Lợi với khởi nghĩa Lam Sơn 135 trang, chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn 248 trang, Hồ Quý Ly và vương triều Hồ 155 trang, Văn hóa Đông Sơn 200 trang, Du lịch di sản 220 trang... Hiện, thư viện đã số hóa được 11 bộ sưu tập với hơn 30.000 đơn vị tài liệu. Bên cạnh đó, Thư viện tỉnh Thanh Hóa cũng đã mời các dịch giả dịch và số hóa các tư liệu hiện có tại Thư viện tỉnh Thanh Hóa như: “Tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Charles Robequain; “Tư liệu liên quan đến đền Sòng” của tác giả A.Lergege; “La province de Thanh Hoa” và “Các đài kỷ niệm và các địa điểm lịch sử của tỉnh Thanh Hóa” của tác giả H.Lebreton... Hiện tại, khoảng 90% công việc chuyên môn, nghiệp vụ được thực hiện bằng máy vi tính nhờ triển khai phần mềm quản lý thư viện iLib v8.0; phần mềm quản lý sách điện tử; phần mềm tra cứu (OPAC). Tiếp tục khai thác có hiệu quả việc tra cứu thông tin thông qua điểm truy cập internet công cộng miễn phí (thuộc Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ)...

Anh Lê Hải Nam, Trưởng phòng tin học, Thư viện tỉnh cho biết: “Thực hiện số hóa thư viện, hướng đến xây dựng môi trường đọc hiện đại và linh hoạt, thư viện đã có rất nhiều nỗ lực và giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong mọi khâu nhằm phục vụ bạn đọc một cách tiện lợi và tốt nhất. Bên cạnh đó, thư viện đang tăng cường tài liệu số hóa nhằm đa dạng hóa hình thức đọc và tăng tỷ lệ tài liệu số trong tổng số vốn tài liệu của đơn vị”.

Chuyển đổi số thư viện để đa dạng hóa hình thức đọc

Phòng đọc đa phương tiện luôn thu hút đông đảo bạn đọc.

Nhờ đổi mới và ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần duy trì và thu hút được lượng lớn độc giả đến với Thư viện tỉnh. Năm 2021 thư viện có khoảng 1.000 lượt người đến thư viện mỗi ngày. Số lượng người truy cập vào website của thư viện là 500 lượt người/ngày.

Trong thời gian tới, Thư viện tỉnh tập trung nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu nghiệp vụ, từng bước phát triển thư viện điện tử, thư viện số tiên tiến, hiện đại, có khả năng chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin...

Bên cạnh những nỗ lực, cố gắng thì việc chuyển đổi số tại thư viện đang gặp không ít khó khăn do nguồn ngân sách hạn chế. Vì vậy, thư viện chưa thể đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin như: máy số hóa tự động, hệ thống lưu trữ cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý tài liệu số (phải được nâng cấp thường xuyên nhằm đáp ứng được dữ liệu số hóa ngày càng nhiều)... Mặt khác, số hóa thư viện phải thực hiện thường xuyên và liên tục do thư viện liên tục có bổ sung nguồn tài liệu, đòi hỏi nguồn kinh phí không nhỏ. Được biết, hiện thư viện có khoảng trên 10.000 tài liệu cần được số hóa, trong đó có 3.000 tài liệu quý hiếm, độc bản có nguy cơ xuống cấp trầm trọng.

Bài và ảnh: Vân Anh


Bài và ảnh: Vân Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]