Chuyện người " hàng xáo " nuôi 5 con ăn học nên người
Khi thị trường bắt đầu có nhu cầu mua bán, trao đổi gạo, một số người dân chuyên mua thóc về xay, giã, dần, sàng thành gạo sạch rồi đem đi bán. Ban đầu, việc buôn bán gạo chỉ diễn ra trong phạm vi nhỏ lẻ giữa các gia đình và làng xóm. Theo thời gian, công việc này được phát triển ở phạm vi rộng hơn và dần trở thành một nghề, gọi là nghề “hàng xáo”.
Tôi tìm đến thôn Trung Tây, xã Hoằng Phú (Hoằng Hóa) vào một chiều hè, nắng như đổ lửa. Trong căn nhà cấp bốn đã cũ, bà Lê Thị Nhữ năm nay tròn 70 tuổi vẫn đang cần mẫn nhặt từng hạt sạn, hạt tấm trong thúng thóc vừa xay xát. “Hàng xáo” - hay còn gọi là nghề bán gạo - là công việc mà gia đình bà đã gắn bó suốt nhiều năm qua. Đây được xem như một nghề truyền thống lâu đời, mang đậm dấu ấn tinh thần lao động cần cù của người dân đất Việt. Khi thị trường bắt đầu có nhu cầu mua bán, trao đổi gạo, một số người dân trong thôn chuyên mua thóc về xay, giã, dần, sàng thành gạo sạch rồi đem đi bán. Ngày nay, nghề này vẫn được duy trì nhưng đỡ vất vả hơn.
Trò chuyện cùng bà Nhữ, bà kể, vợ chồng bà có 5 người con. Năm 1994, chồng bà bị tai nạn giao thông, vụ tai nạn đã cướp đi một bên chân của người đàn ông trụ cột trong gia đình. Bà chạy vạy vay mượn khắp nơi để có tiền chữa trị cho chồng. Trải qua biến cố bất ngờ, bà Nhữ nhiều đêm trằn trọc, suy nghĩ về việc nên làm nghề gì để kiếm sống, nuôi 5 đứa con ăn học. Thế rồi, bà bén duyên với nghề 'hàng xáo". "Đến nay, đã tròn 30 năm tôi gắn bó với nghề này, cũng tròn 30 năm gia đình tôi được cái nghề này nuôi sống." - bà Lê Thị Nhữ tâm sự.
Ông Lê Văn Cử, chồng bà Nhữ chia sẻ thêm: “Vợ chồng tôi lấy nhau năm 1975, một năm sau thì sinh con, rồi lần lượt cứ 2 năm một, 4 đứa nữa ra đời, khó khăn không thể nói hết. Cuộc sống mưu sinh của gia đình tôi rất vất vả, nhưng vì khát khao cuộc sống sau này của các con sẽ không phải lam lũ, khổ cực như đời ba mẹ chúng, nên hai vợ chồng luôn động viên nhau cố gắng”.
Theo lời ông Cử, sau khi chạy vạy vay mượn để đóng viện phí cho ông, bà Nhữ lại phải vay thêm một khoản để mua lúa làm “hàng xáo”. Trong khi đó, mỗi tạ gạo bà Như đi bán lãi lời chỉ được khoảng 2.000-3.000 đồng, nên ngày nào bà cũng chở 10 bì trấu bằng xe thồ sang các xã bên cạnh để đi bán, kiếm thêm vài đồng nuôi các con ăn học".
Bà Nhữ nhặt từng hạt sạn, hạt tấm để “làm sạch gạo” trước khi giao cho khách.
Bà Nhữ cho biết, trước đây đường xá đi lại khó khăn, phương tiện vẫn còn thô sơ, hàng ngày bà đi mua lúa, đóng bao rồi chất lên xe thồ để chở về nhà. Những hôm gặp phải trời mưa, lúa ướt sũng, bà lại phải hì hục đổ lúa ra phơi, vì lúa dính phải nước mưa thì khi xay xát gạo sẽ bị vỡ, rất khó bán. Nghề hàng xáo không chỉ vất vả mà còn bận rộn vô cùng. Mỗi ngày bà tất bật từ lúc sáng sớm đến tối muộn. Sáng sớm khi gà gáy bà dậy đi mua lúa, sau đó vận chuyển về nhà, một phần để dự trữ, một phần thì đem đi xát rồi dần, sàng nhặt sạn, nhặt những hạt lúa còn sót lại trong gạo, sau đó đóng bao mang đi nhập cho các đại lý bán gạo.
“Vất vả là thế, tiền kiếm cũng không nhiều nhưng so với nhiều gia đình nông nghiệp thì cuộc sống của gia đình bà cũng khá hơn. Bà cũng có điều kiện để nuôi các con ăn học nên người. Hiện, người con cả của bà đã tốt nghiệp Trường Đại học Vinh, hiện tại đang công tác tại Trường Tiểu học Hoằng Quý. Người con thứ hai và thứ ba cùng tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, nay đang làm tại Công ty cổ phần đầu tư Việt Thanh, phường Phú Sơn. Cậu con trai duy nhất của gia đình học ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, hiện đang công tác tại Hà Nội. Người con út tốt nghiệp Trường Đại học Hồng Đức, hiện công tác tại văn phòng Đảng ủy, UBND xã Hoằng Phú.
Làm hàng xáo phải tinh mắt phân loại thóc, nếu mua phải thóc kém chất lượng về xay xát thì gạo sẽ không ngon, dẫn đến mất khách.
Chia sẻ về cảm xúc khi 5 người con của mình đều trưởng thành, có công ăn việc ổn định, bà Nhữ bộc bạch: “Thấy các con có việc làm ổn định, vợ chồng tôi hạnh phúc vô cùng. Mọi vất vả mà hai vợ chồng tôi đã phải trải qua đã được đền đáp xứng đáng.”
Những năm gần đây, công nghệ phát triển đã cho ra đời nhiều loại máy móc đáp ứng mọi nhu cầu cho nghề “hàng xáo” như: máy xay xát gạo liên hoàn, máy lọc sạn... Vì vậy, công việc làm hàng xáo của bà Nhữ cũng nhàn nhã hơn khi trước rất nhiều mà thành phẩm làm ra đẹp và bắt mắt hơn. Giá gạo hiện tại cũng đã tăng cao hơn so trước kia rất nhiều, mỗi tạ gạo bán được lãi cũng đã lên đến 200.000 - 500.000 đồng.
“Giá thóc gạo thay đổi theo thị trường, lên xuống thất thường. Có lúc được mùa thì mất giá, mất mùa lại được giá. Thế nhưng nguồn thu nhập hiện tại từ công việc này vẫn giúp tôi duy trì được cuộc sống ổn định, không phải dựa dẫm vào con cái. Nghề “hàng xáo” không chỉ còn là công việc kiếm sống mà đã trở thành niềm vui trong cuộc sống của cả hai vợ chồng chúng tôi không biết tự bao giờ.” - bà Nhữ chia sẻ.
Lan Chinh
{name} - {time}
-
2024-11-23 11:49:00
Trường xanh, lớp xanh...
-
2024-11-23 08:50:00
Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng hỗ trợ đợt 3 để khắc phục hậu quả siêu bão Yagi
-
2024-07-08 08:15:00
Xa Lung “ngóng” điện lưới quốc gia
Bản tin Tài chính (8/7): Giá vàng dự báo tăng trong tuần mới
Mùa nắng nóng
Bản tin Tài chính ngày 7/7: Giá vàng nhẫn lần đầu “vượt mặt” vàng miếng SJC
Nhịp nhàng khung dệt Lặn Ngoài
Bản tin Tài chính (6/7): Vàng bất ngờ tăng mạnh cao nhất trong 1 tháng qua
Khi an toàn vẫn là chuyện không cũ
Bản tin Tài chính ngày 5/7: Giá vàng nhẫn tăng nhẹ; Tỷ giá USD đồng loạt giảm
Người cựu chiến binh nuôi gà đẻ “trứng vàng”
Doanh thu từ du lịch trên địa bàn huyện Bá Thước đạt gần 210 tỷ đồng