Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân vào vụ chế biến
Hiện Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân thu mua tại nhà máy với giá 2.600 - 2.700 đồng/1kg sắn xô và cam kết không để sắn tồn trên đồng ruộng dẫn đến suy giảm chất lượng tinh bột.
Người dân xã Xuân Hòa (Như Xuân) thu hoạch sắn.
Niên vụ sắn 2023 - 2024, vùng nguyên liệu sắn phục vụ chế biến của Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân có trên 3.600 ha, tập trung ở các huyện Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân.
Để đồng hành với người trồng sắn, công ty đã đầu tư ứng trước vật tư, phân bón, công chăm sóc; chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cho người dân; đồng thời, ký hợp đồng bao tiêu sắn tươi theo hướng điều chỉnh giá thị trường, hài hòa giữa lợi ích người dân và doanh nghiệp.
Năm nay, do thời tiết thuận lợi và được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên cây sắn phát triển, sinh trưởng tốt, năng suất ước đạt từ 16-20 tấn/ha. Hiện, người dân trong vùng nguyên liệu đang tích cực thu hoạch sắn để cung cấp cho công ty. Ngoài ra, tín hiệu tích cực từ việc xuất khẩu tinh bột sắn sang thị trường Trung Quốc cũng là nguyên nhân giá sắn nguyên liệu tăng cao. Hiện, Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân thu mua tại nhà máy với giá 2.600 - 2.700 đồng/1kg sắn xô và cam kết không để sắn tồn trên đồng ruộng dẫn đến suy giảm chất lượng tinh bột.
Sắn nguyên liệu được đưa về nhà máy.
Cùng với đó, để tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế tối đa chất thải gây ô nhiễm môi trường, công ty đã đầu tư lắp đặt dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, công suất từ 150 đến 170 tấn sản phẩm/ngày.
Sắn nguyên liệu được bóc vỏ, rửa sạch trước khi đưa vào chế biến.
Sắn nguyên liệu trước khi chế biến được bóc vỏ, rửa sạch, băm, nghiền, tách bã, co bột, tách nước thành tinh bột có độ ẩm từ 30% đến 32% rồi đưa vào lò sấy, đóng gói ra sản phẩm cuối cùng chỉ mất 25 phút. Ngoài ra, công ty còn đầu tư dây chuyền ép bã sắn để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc trong và ngoài tỉnh. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công ty đầu tư 16 tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hóa bằng công nghệ của Nhật Bản. Nước rửa củ sắn được thu hồi và được xử lý làm khí biogas cung cấp cho hệ thống sấy tinh bột cho công ty. Nước thải của công ty được sử lý sinh hóa hiện đại bằng tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B trước khi thải ra môi trường.
Tinh bột sắn được đóng bao, vận chuyển ra kho chứa trước khi xuất khẩu.
Đến nay, sau 1 tháng đi vào sản xuất, Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân đã thu mua được trên 10.000 tấn sắn nguyên liệu, chế biến được 2.800 tấn tinh bột.
Theo kế hoạch, niên vụ sắn 2023 - 2024, Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân phấn đấu thu mua 100.000 tấn sắn nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu 25.000 đến 27.000 tấn tinh bột sắn, doanh thu ước đạt 325 tỷ đồng.
Khắc Công
- 2024-09-08 15:15:00
“Vượt nắng, thắng mưa, say sưa cống hiến”
- 2024-09-08 14:28:00
Logo truyền thông kỷ niệm Ngày vì nạn nhân chất độc da cam là biểu tượng hoa sen
- 2023-11-30 10:02:00
Câu lạc bộ trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Thanh Hóa quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
Huyện Lang Chánh nỗ lực giảm nghèo bền vững
Những ngôi nhà đại đoàn kết nơi vùng cao Mường Lát
Cảnh giác với chiêu trò bán hàng giả trên sàn thương mại điện tử
Chuyện những người được “Đảng cử, dân tin”
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh vào vụ sản xuất
Bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người tiêu dùng
Khi nghề may về làng
Khi đảng viên tiên phong phát triển kinh tế