(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Những năm qua, UBND tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có khoảng 700 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Vậy tại sao những chính sách ưu đãi và cơ chế mở cửa của tỉnh chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp (Kỳ cuối): Gỡ nút thắt để thu hút đầu tư vào nông nghiệp

(VH&ĐS) Những năm qua, UBND tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có khoảng 700 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Vậy tại sao những chính sách ưu đãi và cơ chế mở cửa của tỉnh chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này?

Giải bài toán về đất, nguồn vốn

Những năm vừa qua, hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã có bước phát triển tích cực, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và giải quyết vấn đề việc làm cho lao động tại địa phương.

Tuy nhiên, hiện nay đất đai vẫn đang là cản trở lớn nhất đối với các doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do sản xuất nông nghiệp còn manh mún, đất đai phục vụ sản xuất trên diện rộng không nhiều, gây trở ngại lớn trong việc phát triển sản xuất trên quy mô lớn và áp dụng kỹ thuật tiên tiến. Nhiều doanh nghiệp đều khó khăn do quỹ đất không đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất quy mô lớn và hiện đại. Vì vậy để tạo ra được những vùng đất “sạch”, thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất là rất khó khăn.

Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cho thấy: Để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, các cơ quan nghiên cứu xây dựng chính sách cũng như các bộ, ngành trước khi ban hành chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, cần lấy ý kiến rộng rãi của chính những đối tượng được hưởng chính sách, để khi chính sách được ban hành sẽ đem lại hiệu quả thiết thực.

Theo đại diện Doanh nghiệp tư nhân DVTM Tân Thành, chuyên kinh doanh các mặt hàng nông sản, thủy sản cho biết: Nhà nước cần có chính sách tín dụng ổn định lâu dài cho nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản được vay vốn ngân hàng, duy trì sản xuất, kinh doanh bền vững.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh thì các chính sách đã và mới ban hành của Trung ương và của tỉnh dù có nhiều ưu đãi lớn và hướng dẫn cụ thể, nhưng để nhận được những hỗ trợ cũng mất nhiều thời gian, bởi qua nhiều khâu trong thủ tục xét duyệt liên quan, khiến doanh nghiệp rất khó tiếp cận để được hưởng những chính sách hỗ trợ trong hoạt động sản xuất.

Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Để gánh nặng thủ tục hành chính không còn là nỗi lo với doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp cũng kiến nghị một số giải pháp trong thủ tục chuyển quyền sử dụng đất như: Đưa ra bộ hướng dẫn chi tiết, thậm chí là có mẫu sẵn về các giấy tờ doanh nghiệp cần làm để được chuyển đổi quyền sử dụng đất, thuê đất và chỉ cần doanh nghiệp có đầy đủ các giấy tờ này là được chuyển đổi. Với việc xét duyệt phương án bảo vệ môi trường, có cơ chế mở bằng việc cho doanh nghiệp nợ và bổ sung trong quá trình xây dựng nhà máy tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện dự án đúng tiến độ.

Giải pháp căn cơ thu hút doanh nghiệp

Trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển khá toàn diện. Đáng chú ý là trên lĩnh vực trồng trọt và thủy sản, sản lượng đều tăng so với cùng kỳ. Để sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững, Thanh Hóa đang thực hiện Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, xác định mục tiêu tổng quát là triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản mà tỉnh có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thụ trên cơ sở tạo đột phá về tổ chức sản xuất, hình thành các chuỗi giá trị hàng hóa, các thương hiệu sản phẩm có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Đồng thời, tạo bước đột phá về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đột phá về chất lượng sản phẩm và đột phá về đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn nhằm đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp với tốc độ cao và bền vững.

UBND tỉnh đã triển khai các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 210 năm 2013 của Chính phủ và công bố quyết định phê duyệt danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Song hành với đó là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn sẽ là bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp và cũng là vùng đất lành cho các nhà đầu tư.

Hoàng Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]