(vhds.baothanhhoa.vn) - Đó là ngôi đền trên đỉnh Pú Pỏm, xã Thanh Quân (Như Xuân) được Nhân dân vùng Tây Thanh Hóa - Nghệ An, đặc biệt là vùng “sáu Thanh” (6 xã có chữ đầu là Thanh) thường gọi là đền Chín gian.

Về đất “sáu Thanh” thăm Đền chín gian

Đó là ngôi đền trên đỉnh Pú Pỏm, xã Thanh Quân (Như Xuân) được Nhân dân vùng Tây Thanh Hóa - Nghệ An, đặc biệt là vùng “sáu Thanh” (6 xã có chữ đầu là Thanh) thường gọi là đền Chín gian.

Về đất “sáu Thanh” thăm Đền chín gian

Theo lời kể của các cụ cao niên trong vùng, đền trước kia là một ngôi nhà kiến trúc kiểu nhà sàn 9 gian, vào dịp lễ hội người Thái vùng Tây Thanh Hóa - Nghệ An tập trung về đây dâng lễ vật để cúng tế thần trời, một gian để trâu, một gian các thầy mo cúng, các gian còn lại mọi người tụ tập, giao lưu với nhau.

Đền có kết cấu kiểu nhà sàn tre, nứa lợp tranh do Nhân dân đóng góp để làm. Mỗi gian trong đền tượng trưng cho một mường, các mường mang vật cúng tế đến để cầu tài, cầu lộc, cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Do nhiều yếu tố, ngôi đền cũ không còn được gìn giữ nguyên vẹn. Lễ hội từ năm 1948 đến năm 2013 cũng không được tổ chức.

Trước khi diễn ra tu bổ, tôn tạo, dấu tích vật chất còn lại của ngôi đền cũ là mặt nền trên đồi Pú Pỏm chỉ gồm một số cột gỗ lim đã bị mối mọt, những tảng đá thạch anh trắng của bàn đá trắng tế trâu và bến Tà Phạ (bến tắm trâu) của con suối Tốn dưới chân đồi Pú Pỏm.

Về đất “sáu Thanh” thăm Đền chín gian

Đền sau khi trùng tu gồm 2 tầng chủ yếu bằng vật liệu bê tông sơn giả vân gỗ. Trước sân đền tái dựng hình ảnh 9 con trâu đá, 6 trâu đen, 3 trâu trắng và 9 giếng tượng trưng cho những nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Thái và tạo nên sự hấp dẫn của ngồi đền chín gian.

Về đất “sáu Thanh” thăm Đền chín gian

Với lối kiến trúc đặc sắc, đền Chín Gian là công trình văn hóa, lịch sử tiêu biểu của huyện Như Xuân.

Gắn liền với đền Chín gian là Lễ hội dâng trâu tế trời - một sinh hoạt văn hóa hết sức đặc sắc của đồng bào Thái.

Trong tâm thức người dân chín bản mường người Thái, thì Tạo Ý Lò là người đã có công khai lập ra chín mường. Vì vậy hàng năm họ tổ chức lễ hội trong 3 ngày từ 27-2 đến 1-3 (âm lịch), để tưởng nhớ và cầu mong thần phù hộ, che chở cho cuộc sống bản mường. Đồng thời khơi dậy tinh thần đoàn kết, gắn bó của đồng bào cùng hướng về cuội nguồn, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Sau nhiều năm gián đoạn, Lễ hội dâng trâu tế trời đền Chín gian đã được khôi phục và tổ chức lại theo nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong huyện, tạo thêm sức hấp dẫn cho di tích.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]