(vhds.baothanhhoa.vn) - Sở hữu vườn mắc ca lớn nhất trên vùng đất Như Xuân nhưng ít ai biết vợ chồng anh Đỗ Trọng Học và chị Phạm Thị Thu ở thôn Vân Hòa, xã Cát Vân (Như Xuân) đã trải qua bao khó khăn, vất vả để đặt những viên gạch đầu tiên cho giấc mơ khởi nghiệp gắn với cây mắc ca. Khi đã có nền tảng đầu tiên, vợ chồng anh Học lại không ngừng sáng tạo để “Học mắc ca” trở thành nhãn hiệu mạnh trên thị trường, với nhiều sản phẩm như mật ong mắc ca, rượu mắc ca, hạt mắc ca khô và du lịch trải nghiệm trên đồi mắc ca…

Để nhãn hiệu “Học mắc ca” vươn xa…

Sở hữu vườn mắc ca lớn nhất trên vùng đất Như Xuân nhưng ít ai biết vợ chồng anh Đỗ Trọng Học và chị Phạm Thị Thu ở thôn Vân Hòa, xã Cát Vân (Như Xuân) đã trải qua bao khó khăn, vất vả để đặt những viên gạch đầu tiên cho giấc mơ khởi nghiệp gắn với cây mắc ca. Khi đã có nền tảng đầu tiên, vợ chồng anh Học lại không ngừng sáng tạo để “Học mắc ca” trở thành nhãn hiệu mạnh trên thị trường, với nhiều sản phẩm như mật ong mắc ca, rượu mắc ca, hạt mắc ca khô và du lịch trải nghiệm trên đồi mắc ca…

Để nhãn hiệu “Học mắc ca” vươn xa…

Nhận thấy mắc ca là cây lâm nghiệp đa mục tiêu, hạt mắc ca có giá trị dinh dưỡng cao, được thị trường ưa chuộng, năm 2013 anh Đỗ Trọng Học đã mạnh dạn đưa hơn 1 ha cây mắc ca về trồng.

Để nhãn hiệu “Học mắc ca” vươn xa…

Đến năm 2017, diện tích trên đã cho thu hoạch với sản lượng 3,5 tấn quả tươi/ha, doanh thu đạt hơn 200 triệu đồng/ha. Gia đình anh đã mạnh dạn tuyển chọn giống để mở rộng diện tích lên 3,5 ha, với hơn 10.000 gốc mắc ca.

Để nhãn hiệu “Học mắc ca” vươn xa…

Bên cạnh việc chăm sóc, phát triển diện tích cây mắc ca, vợ chồng anh Học còn trồng xem canh cam, ổi, mít thái… và chăn nuôi gia súc, gia cầm để “lấy ngắn nuôi dài”. Hiện nay diện tích mắc ca của vợ chồng anh Học đã cho thu hoạch từ vụ thứ 2 trở lên. Sản lượng đạt khoảng 10 tấn/năm, doanh thu khoảng 800 triệu đồng/năm. Đồng thời, anh chị đầu tư hệ thống máy sấy hiện đại để sơ chế hạt mắc ca.

Để nhãn hiệu “Học mắc ca” vươn xa…

“Học mắc ca” là tên gọi mà anh Học, chị Thu lựa chọn để đặt tên nhãn hiệu cho sản phẩm mà nông trại làm ra. Các loại hạt mắc ca sấy khô, mật ong đóng chai, rượu mắc ca, mít sấy khô… do chính chủ nhân trang trại làm ra đã đến được với người tiêu dùng.

Để nhãn hiệu “Học mắc ca” vươn xa…

Theo anh Học, hạt mắc ca được mệnh danh là “hoàng hậu” quả khô bởi giá trị về dinh dưỡng cũng như hương vị của chúng. Loại hạt này có trên 87% là axit béo không no, không cholesterol, có tác dụng phòng trị xơ vữa động mạch. Trong hạt mắc ca còn có chứa một loại amino acid tên arginine, chất này giúp các thành mạch máu linh hoạt, nên được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh lựa chọn, đặt hàng rất đông.

Để nhãn hiệu “Học mắc ca” vươn xa…

Thông qua nhiều kênh thông tin, như các triển lãm, trưng bày của tỉnh, mạng xã hội, và một số nhóm hội... sản phẩm mang nhãn hiệu Học Mắc ca đã được quảng bá, tiêu thụ rộng rãi trên thị trường (ảnh nhân vật cung cấp)

Để nhãn hiệu “Học mắc ca” vươn xa…

Ngoài việc trồng mắc ca và các loại nông sản để kinh doanh, hiện nay trang trại của vợ chồng anh Đỗ Trọng Học đang hoàn thiện mô hình du lịch canh nông cho khách du lịch tham quan. Đặc biệt du khách có thể trải nghiệm, cắm trại bên trong trang trại mắc ca, thưởng thức những sản phẩm bổ dưỡng chế biến từ mắc ca. (ảnh nhân vật cung cấp)

Ngọc Hoà


Ngọc Hoà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]