(vhds.baothanhhoa.vn) - Ẩm thực Thanh Hóa được làm ra bởi các nghệ nhân tài hoa, chuyên cần, có năng lực sáng tạo, biết chung đúc tinh hoa của nhiều nơi, từ cung đình đến bản, làng dân dã ở nhiều vùng, miền. Đó là lợi thế để thu hút khách du lịch nếu như biết tổ chức một cách khéo léo, bài bản.

Gắn ẩm thực với phát triển du lịch xứ Thanh

Ẩm thực Thanh Hóa được làm ra bởi các nghệ nhân tài hoa, chuyên cần, có năng lực sáng tạo, biết chung đúc tinh hoa của nhiều nơi, từ cung đình đến bản, làng dân dã ở nhiều vùng, miền. Đó là lợi thế để thu hút khách du lịch nếu như biết tổ chức một cách khéo léo, bài bản.

Gắn ẩm thực với phát triển du lịch xứ Thanh

Thịt dê nướng tại làng cổ Đông Sơn - một thương hiệu nổi tiếng ở thành phố Thanh Hóa. Ảnh: Hữu Ngôn

Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Thanh Hóa luôn được giới khoa học định danh là một vùng đất cổ - một trong những chiếc nôi sinh sống đầu tiên của người Việt cổ; được coi là một hậu cứ vững chắc, đảm bảo cho sự thắng lợi các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đất “Thủy tú đối sơn thanh, địa linh sinh nhân kiệt” đất phát tích của nhiều vương triều phong kiến, quê hương của các văn thần, võ tướng, anh hùng hào kiệt.

Thiên nhiên Thanh Hóa rộng lớn, hùng vĩ tươi đẹp, Thanh Hóa còn là miền đất có số lượng di tích lịch sử văn hóa phong phú đồ sộ. Di sản đó là tài sản vô cùng to lớn, quí giá, là niềm tự hào của người dân xứ Thanh, hấp dẫn, cuốn hút sự quan tâm của các nhà khoa học, sự ngưỡng mộ của bạn bè, du khách. Các vùng đất nổi tiếng, di sản quý giá đó thường gắn liền với đặc sản ẩm thực làm nên ấn tượng, nổi nhớ và nhiều khi là sự định danh cho một vùng đất.

Đã đến lúc phải coi đặc sản Thanh Hóa, văn hóa ẩm thực Thanh Hóa là di sản ông cha, là tài sản rất có giá trị. Đã đến lúc tự hào rằng Thanh Hóa là xứ sở của ngon vật lạ, quê hương của nhiều đặc sản tiến vua, miền ẩm thực độc đáo gọi mời.

Ẩm thực Thanh Hóa được làm nên từ nguồn nguyên liệu qúy giá của các vùng thổ nhưỡng giàu có hàm lượng các chất, các vi lượng. Ẩm thực Thanh Hóa được làm ra từ các nghệ nhân tài hoa, hiểu biết, khéo tay chuyên cần, có năng lực sáng tạo, biết chung đúc tinh hoa của nhiều nơi, từ cung đình đến bản, làng dân dã ở nhiều vùng, miền.

Mỗi đặc sản Thanh Hóa là một minh chứng sinh động cho kết quả sáng tạo và gìn giữ của ông cha và thể hiện sinh động sức sống trong giao lưu văn hóa thời đại. Việc phát huy giá trị của đặc sản Thanh Hóa, văn hóa ẩm thực Thanh Hóa với đời sống văn hóa của mọi thời kỳ là điều hết sức cần thiết và rất đáng được quan tâm.

Để ẩm thực Thanh Hóa phát triển song hành cùng sự phát triển du lịch, xin đưa ra một số giải pháp cơ bản như sau:

Giải pháp nâng cao nhận thức

Trong nhiều năm qua bằng sự cố gắng của các tổ chức, các ngành, các cấp, chúng ta đã góp phần nâng cao được nhận thức cho các cơ quan quản lý và cộng đồng về vai trò, tác dụng và ảnh hưởng to lớn của du lịch đối với sự phát triển mọi mặt của xã hội nói chung, của tỉnh nhà nói riêng. Song chúng ta chưa làm được việc nâng cao nhận thức cho các tổ chức, các ngành hữu quan và cộng đồng về việc gắn chặt giữa ẩm thực với phát triển du lịch hoặc có làm cũng còn mờ nhạt.

Đã đến lúc cần thiết phải bằng mọi cách, sử dụng mọi phương tiện để thực hiện cho bằng được viếc gắn kết hữu ích này. Phải coi ẩm thực, đặc sản ẩm thực xứ Thanh, văn hóa ẩm thực xứ Thanh là di sản văn hóa của ông cha và phải có trách nhiệm phát huy biến thành tài sản tự có và cần phải phát huy nó để hỗ trợ cho phát triển mọi mặt. Xem đặc sản ẩm thực như một phần cốt lõi của du lịch, gắn bó mật thiết với du lịch như cặp song sinh cùng đồng hành nương tựa hỗ trợ và phát triển.

Xét cho cùng, du lịch nghĩa là ăn chơi, là du ngoạn, để đạt tới sự lịch lãm hiểu biết thỏa mãn mong muốn hiểu biết khám phá, thỏa mãn khát vọng tinh thần của con người. Đưa đặc sản ẩm thực xứ Thanh gắn kết với du lịch một cách thành công chính là chúng ta đã làm được công việc to lớn này.

Giải pháp về kế hoạch tổ chức

Phải coi trọng công tác tổ chức, kế hoạch, bước đi lộ trình để đưa ẩm thực gắn với du lịch.

Trước hết cần phải lập, xác định cho được đâu là đặc sản ẩm thực của xứ Thanh có bản sắc riêng có đặc trưng riêng của xứ Thanh so với các vùng, miền khác, các trọng điểm du lịch khác.

Đã là đặc sản thì phải riêng có, không trùng với nơi khác, thứ khác. Nghĩa là có bản sắc riêng không lẫn vào đâu được như: Nem chua Thanh Hóa, dừa Hoằng Hóa, chè lam Phủ Quảng, gỏi nhệch Nga Sơn, mắm tép Hà Yên, nước mắm Hải Châu…

Đã xác định là đặc sản thì phải có kế hoạch, biện pháp để gìn giữ bảo tồn, phát huy nâng cao ảnh hưởng, tạo ra dấu ấn không thể quên không thể làm mờ phai. Phải có kế hoạch đầu tư nâng cao chất lượng, số lượng đặc sản này để đủ khả năng đáp ứng đòi hỏi của du khách, của thị trường. Phải đầu tư từ hình thức đến nội dung xem đã tốt chưa, chuẩn đẹp chưa, tiện lợi chưa.

Giải pháp đầu tư

Trong khả năng của tỉnh cần tập trung đầu tư nguồn lực nhất định để phát triển ẩm thực, xây dựng cho được các cơ sở sản xuất có chất lượng, có địa chỉ đảm bảo các tiêu chuẩn về y tế, về an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ sức cung cấp một cách kịp thời tốt nhất cho các nhà hàng, khách sạn các cơ sở lưu trú khi họ có nhu cầu.

Cần tập trung nâng cao chất lượng, duy trì chất lượng, nâng cao mẫu mã và khả năng cung ứng, nâng cao khả năng tiếp thị. Cao hơn nữa phải xây dựng thành sản phẩm du lịch có đẳng cấp, có thương hiệu, có khả năng cạnh tranh cao chiếm thị phần vươn lên khả năng độc quyền. Phải đăng ký bản quyền và bảo vệ để không bị xâm phạm.hoặc làm giả sản phẩm độc quyền.

Giải pháp truyền thông

Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá giới thiệu sản phẩm. Cần thiết mở các hội nghị, tổ chức các tua tuyến du lịch thử nghiệm thưởng thức sản phẩm; đặt vấn đề với các nhà hàng để giới thiệu sản phẩm, có các đại lý chính thức; tham gia các hội chợ... Cùng với đó là công khai các địa chỉ, cơ sở và quy trình sản xuất, giá bán.

Giải pháp chiến lược

Lâu dài phải lập dự án phát triển một cách hệ thống, khoa học, quy chuẩn. Vừa có chiến lược dài hơi, vừa có sách lược kịp thời phát triển lâu dài bền vững biến đặc sản ẩm thực - di sản văn hóa của ông cha thành nguồn lực, thành tài nguyên để phục vụ du lịch vì sự phát triển lâu dài, bền vững của tỉnh Thanh Hóa. Cần huy động sức mạnh tối đa của các ngành, các cấp, sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia, nghệ nhân trong lĩnh vực ẩm thực vì sự phát triển của ẩm thực Thanh Hóa.

Xây dựng được các thương hiệu ẩm thức xứ Thanh sẽ là một lợi thế để thu hút khách đến với Thanh Hóa.

Nguyễn Hữu Ngôn


Nguyễn Hữu Ngôn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]