(vhds.baothanhhoa.vn) - Với việc giá lợn hơi xuống thấp chỉ còn 50 - 60.000 đồng/kg như hiện nay, người nuôi lợn cho biết nếu chủ động được con giống thì hòa vốn, còn phải mua lợn giống thì lỗ nặng.

Giá thịt lợn hơi xuống thấp, nông hộ gặp khó

Với việc giá lợn hơi xuống thấp chỉ còn 50 - 60.000 đồng/kg như hiện nay, người nuôi lợn cho biết nếu chủ động được con giống thì hòa vốn, còn phải mua lợn giống thì lỗ nặng.

Giá thịt lợn hơi xuống thấp, nông hộ gặp khó

Gia đình anh Nguyễn Văn Dũng, thôn Tân Liên, xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành với đàn lợn thịt đến kỳ xuất chuồng vẫn chưa bán được do giá xuống thấp.

Mấy ngày nay, gia đình anh Nguyễn Văn Dũng ở thôn Tân Liên, xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành đứng ngồi không yên khi gia đình có 100 con lợn siêu nạc với trọng lượng gần 1 tạ/con đã đến kỳ xuất chuồng nhưng giá lợn hơi xuống thấp nên anh chưa quyết định bán.

Theo anh Dũng, thời điểm anh mua lợn giống, bình quân mỗi con giống là 2,5 triệu đồng. Lợn siêu nạc nuôi trong thời gian gần 5 tháng. Từ khi nuôi lứa lợn này đến nay giá thức ăn đã tăng lên 8-9 lần, tương đương tăng khoảng 70-80 nghìn đồng/bao.

Anh Dũng nhẩm tỉnh, nếu tính tiền mua lợn giống, tiền thức ăn chăn nuôi, công chăm sóc, đầu tư chuồng trại thì lứa lợn này với giá thương lái trả là 53.000 đồng/kg, gia đình anh lỗ khoảng 100 triệu đồng. Nhưng hết tháng 8-2021, giá lợn không tăng anh vẫn phải bán vì đã đến kỳ xuất chuồng.

Còn gia đình bà Bùi Thị Nghì ở thôn Dọc Dành, xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành cũng là một trong những hộ chăn nuôi lợn lâu năm và có tổng đàn lợn nhiều trong xã. Gia đình bà có gần 40 con lợn nái nên những năm qua chủ động được con giống. Hiện gia đình có hơn 100 con lợn thịt với nhiều lứa. Bà vừa bán xong lứa lợn thịt với giá 53.000 đồng/kg. Nếu không tính lợn giống, trừ chi phí thức ăn, chăm sóc, chuồng trại, lứa lợn vừa qua gia đình bà hòa vốn.

Theo một số thương lái chuyên thu mua lợn, giá lợn hơi xuống thấp có nhiều nguyên nhân trong đó do ảnh hưởng của dịch, bệnh COVID-19, việc vận chuyển lợn đi tiêu thụ gặp khó khăn, mặt khác hoạt động kinh doanh ăn uống, các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể ngừng hoạt động, các trường chưa đi học trở lại nên nhu cầu thịt lợn cũng giảm mạnh.

Với giá lợn hơi hiện tại từ 50-60.000 đồng/kg (tùy giống), những trang trại quy mô lớn thì vẫn có lãi nhẹ hoặc hòa vốn, còn những mô hình chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ thì chấp nhận thua lỗ.

Tại Quảng Xương, tính đến giữa tháng 8-2021 tổng đàn lợn toàn huyện có gần 20.000 con, trong đó có 3.123 lợn nái, với 57 trang trại chăn nuôi, trong đó có 37 trang trại chăn nuôi lợn.

Hiện nay giá lợn hơi trên địa bàn huyện dao động từ 55 - 60.000 đồng/kg. Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, hầu hết người nuôi lợn bị ảnh hưởng là những hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ, không chủ động được con giống, số đàn lợn ít, còn những trang trại quy mô, liên kết sản xuất thì không bị ảnh hưởng nhiều. Đàn lợn trên địa bàn huyện vẫn phát triển ổn định, huyện đang tập trung tái đàn lợn nái ngoại, tiêm phòng đợt 2-2021.

Giá thịt lợn hơi xuống thấp, nông hộ gặp khó

Mặc dù giá lợn hơi thấp nhưng giá lợn thương phẩm tại các chợ dân sinh giảm rất ít.

Mặc dù giá lợn hơi giảm, nhưng ở một số chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố Thanh Hóa giá lợn thương phẩm vẫn điều chỉnh rất ít. Ở các chợ dân sinh, giá thịt lợn dao động từ 100 - 140.000 đồng/kg. Ở siêu thị giá vẫn cao, như tại một hệ thống siêu thị mini trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, giá sườn vai chuẩn ngon giá 169.000 đồng/kg, thịt lợn xay 129.900 đồng/kg, thịt ba rọi đặc biệt 269.900 đồng/kg, xương 99.000 đồng/kg…

Giá thịt lợn hơi xuống thấp, nông hộ gặp khó

Tại một số siêu thị trên địa bàn thành phố Thanh Hóa giá thịt lợn vẫn ở mức cao. (Ảnh minh họa).

Chị Nguyễn Thị Ph - một người chuyên bán thịt lợn tại đường Đội Cung, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa cho biết, nguyên nhân giá thịt lợn thương phẩm không giảm nhiều là do từ trang trại đến tay người tiêu dùng phải qua khâu trung gian.

Giá lợn xuống thấp không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi lợn mà còn khiến người nuôi e ngại tái đàn.

Theo khuyến cáo từ cơ quan chức năng, việc người dân e ngại khi tái đàn sẽ làm giảm hụt nguồn cung trong thời gian tới. Do đó để điều tiết theo cung - cầu của thị trường, người chăn nuôi cần chủ động thay đổi phương thức kinh doanh, ứng dụng công nghệ để giảm chi phí sản xuất, cần thiết hình thành chăn nuôi theo chuỗi, giảm rủi ro, giảm thua lỗ.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]