(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm qua, Hội Nông dân huyện Đông Sơn đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hội Nông dân huyện Đông Sơn đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất

Những năm qua, Hội Nông dân huyện Đông Sơn đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hội Nông dân huyện Đông Sơn đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất

Mô hình trồng rau theo hướng công nghệ cao của Công ty TNHH MTV Công nghệ cao Thiên trường 36 (xã Đông Tiến).

Nhằm tạo điều kiện cho hội viên nông dân tiếp cận với khoa học-kỹ thuật trong sản xuất, Hội Nông dân huyện đã chủ động phối hợp với ngành nông nghiệp, các cơ quan chuyên môn tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân như: cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi, phân bón chậm trả… Trong năm 2022, Hội đã mở được 5 lớp tập huấn về hướng dẫn nông dân tiếp cận với sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano vào sản xuất, thu hút 750 hộ nông dân tham gia; mở 3 lớp dạy nghề cho nông dân, chủ trang trại, gia trại ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông sản hàng hóa, thu hút 460 hội viên tham gia. Thông qua các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhiều hội viên nông dân đã biết áp dụng khoa học-công nghệ mới trong trồng trọt, chăn nuôi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp.

Hội Nông dân huyện Đông Sơn đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất

Mô hình trang trại tổng hợp của gia đình ông Nguyễn Văn Năm (người bên phải), thôn 9, xã Đông Thanh cho hiệu quả kinh tế cao.

Để giúp hội viên, nông dân có thêm nguồn vốn và vật tư phục vụ sản xuất, Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện lập thủ tục cho 2.502 thành viên vay vốn với tổng dư nợ là 103.415 triệu đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tổng dư nợ 264.355 triệu đồng, cho 1.789 thành viên vay; Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt với tổng dư nợ là 6.239 triệu đồng, cho 167 thành viên vay.

Nhờ đó, đến nay các cấp hội Nông dân trong huyện đã xây dựng được nhiều mô hình phát triển sản xuất ứng dụng khoa học-công nghệ thuộc nhiều lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản mang lại hiệu quả cao như, mô hình chăn nuôi gà hữu cơ quy mô 12.000 - 15.000 con (xã Đông Ninh); trồng măng tây an toàn trong nhà lưới của Hợp tác xã Happyfarm với quy mô 6.500m2; chăn nuôi dê sinh sản (xã Đông Nam); sản xuất bánh đa nem và miến gạo (xã Đông Văn); làm hương thảo mộc (xã Đông Khê)....

Cùng với đó, nhiều hội viên đã liên kết sản xuất, kinh doanh, tham gia các mô hình kinh tế tập thể và đăng ký đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (hiện tại có 12 sản phẩm đăng ký tham gia như bánh đa nem, miến gạo, măng tây, trứng sạch, giò, chả quế, hương truyền thống...). Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vượt khó khăn phát huy lợi thế của địa phương, khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn để phát triển những mô hình sản xuất hiệu quả với thu nhập từ 100 – 400 triệu đồng/ năm.

Trên địa bàn huyện hiện cũng đã xây dựng được 12 sản phẩm OCOP do hội viên nông dân làm chủ như, bánh đa nem Anchi (HTX chế biến nông sản Văn Châu), hương truyền thống Đức Minh (xã Đông Khê), giò Dũng Hiền (xã Đông Ninh), chả quế Tám Thu (xã Đông Quang)…

Phải khẳng định rằng, việc ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người nông dân về sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tạo động lực thúc đẩy nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tăng cường đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp để tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng, các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất, Hội nông dân huyện tiếp tục phối hợp với các cấp, ngành tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn về khoa học-công nghệ, cung ứng phân bón trả chậm cho hội viên, nông dân. Vận động hội viên tham gia thực hiện các chương trình, mô hình, dự án phát triển nông nghiệp của huyện, phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]