(vhds.baothanhhoa.vn) - Một dự án nhân văn, thiết thực nhưng lại khó thực hiện. Để có thể gỡ khó, phóng viên báo Thanh Hóa hằng tháng đã có những trao đổi về vấn đề này với các ông: Trần Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Nguyễn Huy Chất, Phó giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hậu Lộc.

Hy vọng năm 2024 tiến độ giải ngân sẽ tăng

Một dự án nhân văn, thiết thực nhưng lại khó thực hiện. Để có thể gỡ khó, phóng viên báo Thanh Hóa hằng tháng đã có những trao đổi về vấn đề này với các ông: Trần Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Nguyễn Huy Chất, Phó giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hậu Lộc.

Trần Văn Hùng, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Khó khăn nhưng nếu biết cách vận dụng thì sẽ làm được

Hy vọng năm 2024 tiến độ giải ngân sẽ tăng

P.V: Thưa ông, Dự án 4 có nhiều vướng mắc nhất trong 7 dự án Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt khó nhất vẫn là Tiểu dự án 1 của Dự án 4. Chia sẻ của ông về vấn này?

Ông Trần Văn Hùng: Tôi cho rằng, Dự án 4 về “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững” rất quan trọng, thiết thực và gắn liền với nhu cầu trực tiếp đối với hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo. Ngoài giúp người nghèo nâng cao kỹ năng tay nghề còn góp phần nâng cao nhận thức chung của người lao động. Và quan trọng, dạy nghề, học nghề còn góp phần vào chỉ tiêu, tiêu chí trong XDNTM.

Hiện nay, đã có rất nhiều huyện chủ động triển khai thực hiện Dự án 4 và đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, so với các dự án khác, tiến độ giải ngân của dự án này chậm hơn. Và đang còn những khó khăn vướng mắc nhất định.

Hiện nay kinh phí giao về một số cơ sở GDNN, trung tâm GDNN-GDTX đang tạm dừng, các huyện chưa giải ngân được hạng mục cải tạo, sửa chữa mua sắm thiết bị. Nguyên nhân là do trung tâm GDNN-GDTX không phải là cơ sở GDNN. Tổng cục GDNN cũng đã có văn bản trả lời về vấn đề này.

Nói đến việc dạy nghề, một số trung tâm GDNN-GDTX không đủ năng lực phải đi đặt hàng và gặp một số khó khăn. Trong trường hợp số lượng lớp ít, một số đơn vị cũng ngại về đặt hàng. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang tham mưu báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh nâng đơn giá về dạy nghề vì khi đơn giá dạy nghề thấp, người học có lợi nhưng ngược lại, không đủ bù đắp chi phí cho các đơn vị dạy nghề.

Trong cơ cấu phân bổ vốn thì năm 2022 giao vốn trực tiếp cho cơ sở GDNN, trung tâm GDNN-GDTX. Tuy nhiên, từ năm 2023 và dự kiến năm 2024 sẽ giao về cho huyện để huyện giao cho các đơn vị này thực hiện nhiệm vụ dạy nghề, đặt hàng. Hy vọng trong năm 2024 tiến độ giải ngân của Dự án 4 sẽ tăng.

P.V: Nhiều địa phương cho rằng, việc dạy nghề cho hộ nghèo, cận nghèo trong giai đoạn hiện nay khó thực hiện và không còn phù hợp do nhiều xã đã về đích NTM, kéo theo đó giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo. Ý kiến của ông về vấn đề này?

Ông Trần Văn Hùng: Hiện nay ở các huyện đồng bằng, sản xuất phát triển, đời sống người dân nâng lên do vậy tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm xuống, số hộ nghèo còn lại chủ yếu thuộc bảo trợ xã hội... Trong khi đó lại có nhiều công ty, doanh nghiệp dẫn đến việc người lao động đi làm thuê nhiều hơn và người có nhu cầu học nghề ít đi. Đây là khó khăn chung không chỉ riêng ở Thanh Hóa, các huyện miền núi cũng vướng chứ không riêng gì các huyện đồng bằng.

Khi đối tượng ít thì lựa chọn đối tượng dạy nghề khó khăn hơn. Tuy nhiên phải hiểu còn có đối tượng mới thoát nghèo trong vòng 3 năm, chứ không phải không có đối tượng. Nên câu chuyện ở đây là một số huyện, xã làm chưa quyết tâm hoặc họ chỉ mới dừng ở câu chuyện khảo sát trong nội bộ nhu cầu của 1 xã hoặc một vài thôn. Ví dụ, 2 xã gần nhau có thể khảo sát, có nhu cầu mở 1 lớp dạy nghề và mở lưu động, điều này hoàn toàn làm được. Nói đi cũng phải nói lại, có khó khăn nhưng nếu biết cách vận dụng thì sẽ làm được.

Nguyễn Huy Chất, Phó giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hậu Lộc: Xã không quan tâm sẽ khó thực hiện

Hy vọng năm 2024 tiến độ giải ngân sẽ tăng

P.V: Với Dự án 4, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hậu Lộc đã mở được 1 lớp dạy nghề với 30 học viên, một con số rất khiêm tốn nhưng thực tế, không phải trung tâm GDNN-GDTX nào ở khu vực đồng bằng cũng đạt đến con số này. Hẳn Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hậu Lộc đã phải có những định hướng rõ ràng, cụ thể, thưa ông?

Ông Nguyễn Huy Chất: Đây là một dự án rất nhân văn. Nhưng khi thực hiện lại không đơn giản. Khó nhất là công tác tuyển sinh. Muốn hiệu quả, theo tôi, phải có sự vào cuộc của các đoàn thể, từ xã xuống thôn. Thôn đến từng nhà để rà soát, sàng lọc đối tượng. Thực tế, trung tâm GDNN-GDTX chỉ khảo sát đến xã và thỉnh thoảng đến được vài thôn chứ không thể đi hết được toàn huyện với lượng giáo viên ít, chỉ có 6 người. Nếu có sự phối hợp nhiệt tình từ huyện, xã, thôn thì chắc chắn sẽ cho kết quả khả quan. Nếu xã nào không quan tâm sẽ rất khó thực hiện.

Thực tế, với các đối tượng thụ hưởng chính sách là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, thay vì dạy nghề trình độ sơ cấp thì bây giờ sẽ dạy dưới 3 tháng mới mong có hiệu quả. Vì họ khó có thể kiên trì học với thời gian của trình độ sơ cấp. Họ sẽ được học những gì họ cần học, thiết thực, liên quan đến nghề nông nghiệp. Học như vậy vẫn bảo đảm quy định của Nhà nước, nếu đào tạo dàn trải, thực tế có những địa phương không có nhu cầu.

Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

* Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn:

- Tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp Trung ương giao năm 2022 và năm 2023 toàn tỉnh 12.029 triệu đồng, đạt 16,8% (trong đó các trung tâm GDNN-GDTX giải ngân được 1.531 triệu đồng, đạt 4,7% vốn năm 2022 chuyển sang).

* Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

- Vốn và phân bổ vốn: Tổng kinh phí Trung ương giao giai đoạn 2021 - 2023 là 9.122 triệu đồng.

- Tiến độ thực hiện: Đã giải ngân vốn năm 2023 (bao gồm cả vốn năm 2022 chuyển sang 2023) được khoảng 935 triệu đồng, đạt 10,3%.

* Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững:

Tổng kinh phí sự nghiệp năm 2023 (bao gồm cả vốn năm 2022 chuyển sang) đã giải ngân đến nay khoảng 9.471 triệu đồng/21.534 triệu đồng, đạt 44%.

Vi An (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]