(vhds.baothanhhoa.vn) - Tam Thanh (Quan Sơn) là xã biên giới, còn nhiều khó khăn với 98% dân số là đồng bào dân tộc Thái. Tam Thanh có 8 bản, trong đó có 5 bản biên giới. Hiện nay Tam Thanh còn 2 bản đặc biệt khó khăn (bản Mò, bản Pa) và 6 bản đã ra khỏi bản đặc biệt khó khăn.

Khi thôn, bản ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn: Chuyện vui hay buồn

Tam Thanh (Quan Sơn) là xã biên giới, còn nhiều khó khăn với 98% dân số là đồng bào dân tộc Thái. Tam Thanh có 8 bản, trong đó có 5 bản biên giới. Hiện nay Tam Thanh còn 2 bản đặc biệt khó khăn (bản Mò, bản Pa) và 6 bản đã ra khỏi bản đặc biệt khó khăn.

Khi thôn, bản ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn: Chuyện vui hay buồnBản Phe, xã Tam Lư (Quan Sơn) đã ra khỏi bản đặc biệt khó khăn.

Theo bí thư chi bộ, trưởng bản Phe, xã Tam Thanh, ông Lữ Văn Kim cho biết: Bản Phe có 108 hộ, 510 nhân khẩu, trong đó còn 43 hộ nghèo, 34 hộ cận nghèo. Người dân chủ yếu làm nông nghiệp, trồng rừng và khai thác lâm sản phụ. Bản Phe về đích NTM năm 2019. Năm 2021, bản Phe ra khỏi bản đặc biệt khó khăn. Có thể nói, từ sự nỗ lực của bà con cũng như sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống người dân, diện mạo bản Phe ngày một đổi thay. Bản có nhà văn hóa, đường vào bản đã được đầu tư, thuận lợi cho việc đi lại. Thu nhập bình quân đầu người 22 triệu đồng/năm.

Bản Phe là bản nằm ở địa bàn xã biên giới còn nhiều khó khăn. Nếu như trước đây, người dân ở bản đặc biệt khó khăn được hưởng 100% bảo hiểm y tế thì khi bản thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn chỉ còn những hộ nghèo, cận nghèo là được hưởng chế độ này. Không có bảo hiểm y tế, nhiều người dân khi ốm, đau đến bệnh viện phải đóng tiền viện phí khá lớn. Trong khi đó, mặt bằng chung của người dân vẫn là khó khăn, giữa hộ nghèo, cận nghèo và hộ thoát nghèo không có sự chênh lệch nhiều. Bảo hiểm y tế tự nguyện cũng là giải pháp quan trọng nhưng với mức thu nhập như hiện nay thì nhiều hộ dân trong bản không thể mua được cho tất cả các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, toàn bản có hơn 100 cháu trong độ tuổi đến trường, trong đó có 24 học sinh đang học tại Trường PTDT bán trú THCS Tam Thanh cũng đã không được hưởng chế độ, chính sách theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ.

Ông Ngân Văn Hòa, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Quan Sơn, cho biết: Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ đã tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất, an sinh xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Điều này đã từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho Nhân dân, đặc biệt là hộ DTTS nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn, tạo được những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), xóa đói, giảm nghèo của người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS. Có thể khẳng định, bộ mặt đời sống KT-XH huyện Quan Sơn không ngừng được cải thiện, đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.

Ngày 4/6/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 và ngày 16/9/2021, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Quyết định số 612/QĐ-UBDT về phê duyệt danh sách thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (thay thế Quyết định 433/QĐ-UBDT). Theo 2 quyết định trên thì huyện Quan Sơn chỉ còn 2 xã (Sơn Thủy, Na Mèo) và 17 bản thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, so với giai đoạn 2016-2020 giảm 9 xã (bao gồm cả thị trấn Sơn Lư sau sáp nhập) và 51 bản đặc biệt khó khăn. Các chính sách hỗ trợ cho người dân đang làm việc và sinh sống thuộc các xã không còn thuộc diện khó khăn hầu như đều hết hiệu lực từ tháng 6/2021. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, an sinh xã hội của cán bộ, công chức, viên chức và của người dân.

Hàng năm, thông qua các chính sách hỗ trợ trực tiếp của trung ương cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, huyện Quan Sơn trung bình thụ hưởng hơn 90 tỷ đồng. Đây là nguồn kinh phí hỗ trợ vô cùng quan trọng và cần thiết đối với một huyện còn nhiều khó khăn để góp phần tạo điều kiện cho việc ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Sau khi Quyết định 861/QĐ-TTg và Quyết định 612/QĐ-UBDT có hiệu lực, người dân ở những địa phương không còn thuộc diện đặc biệt khó khăn đều bị ảnh hưởng ở nhiều phương diện như giáo dục, hỗ trợ bảo hiểm y tế, hỗ trợ thực hiện quyền sử dụng đất, chính sách hỗ trợ tham gia bảo vệ rừng... Từ những khó khăn, huyện Quan Sơn kiến nghị với Trung ương xem xét phê duyệt bổ sung các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 (Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021) hoặc có cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù đối với các xã, thôn, bản ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn.

Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, II, I thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016-2020, toàn vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa có 225 xã, phường, thị trấn (gọi tắt là xã), trong đó có 867 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Theo danh sách đã được phê duyệt tại Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về phê duyệt danh sách thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 318 thôn, bản đặc biệt khó khăn, trong đó có 132 thôn, bản thuộc xã khu vực III, 84 thôn, bản thuộc xã khu vực II, 101 thôn, bản thuộc xã khu vực I, 1 thôn thuộc xã có thôn vùng DTTS và miền núi, trên địa bàn 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn miền núi.

Trên cơ sở báo cáo rà soát, đánh giá của các sở, ngành, UBND các huyện có liên quan, Ban Dân tộc đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng, ban hành Báo cáo số 43/BC-UBND ngày 15/3/2022 gửi Hội đồng Dân tộc Quốc hội về đánh giá tác động của Quyết định số 861 và Quyết định số 612 về phân định vùng DTTS theo trình độ phát triển đến việc thực hiện chính sách dân tộc. Tại báo cáo, tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị Chính phủ giao cho các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu các chính sách mới để hỗ trợ cho những đối tượng thuộc các xã, thôn có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 nay không còn thuộc vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861 và Quyết định số 612, nhằm đảm bảo các chế độ, chính sách an sinh xã hội giúp đồng bào giảm bớt khó khăn, trong đó có các chính sách đối với giáo dục. Đồng thời, trong khi chưa ban hành chính sách mới thì tiếp tục cho thực hiện các chính sách an sinh xã hội đến khi các chính sách mới có hiệu lực. Tiếp tục cho thực hiện rà soát, phân định các xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều mới giai đoạn 2021-2025 tại Nghị định số 7/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ.

Liên quan đến chính sách cho học sinh, ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã có những đề xuất, kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tham mưu trình Chính phủ bổ sung nguồn vốn, hỗ trợ của ngân sách Trung ương, nguồn vốn ODA,... cho phát triển sự nghiệp giáo dục, nhất là khu vực miền núi. Phối hợp với Ủy ban Dân tộc tham mưu cho Chính phủ có cơ chế đặc thù cho cán bộ, giáo viên vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2016-2020, không thuộc diện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Dự thảo nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách.

Bài và ảnh: Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]