(vhds.baothanhhoa.vn) - Vượt qua những khó khăn đặc thù của một thị trấn vùng biên, tranh thủ sự ủng hộ từ các cấp, ngành, thời gian qua, Đảng bộ và Nhân dân thị trấn Mường Lát đã không ngừng nỗ lực vượt qua những khó khăn, hoàn thành các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Khởi sắc ở thị trấn vùng biên

Vượt qua những khó khăn đặc thù của một thị trấn vùng biên, tranh thủ sự ủng hộ từ các cấp, ngành, thời gian qua, Đảng bộ và Nhân dân thị trấn Mường Lát đã không ngừng nỗ lực vượt qua những khó khăn, hoàn thành các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Khởi sắc ở thị trấn vùng biên

Người dân được cán bộ thị trấn đến tận nhà hướng dẫn thủ tục vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện

Sau khi sáp nhập xã Tén Tằn vào thị trấn Mường Lát, nhiệm vụ xây dựng, phát triển đô thị vùng biên gặp không ít khó khăn, trở ngại. Đơn cử như việc, nhiều bản nghèo nay đổi tên thành khu phố với những tiêu chí xây dựng đô thị cao hơn, dẫn tới gặp khó trong cách thức triển khai. Phải làm sao để phát triển kinh tế, xã hội một cách đồng đều vẫn là bài toán khó.

Theo ông Ngân Trọng Hiệp, Chủ tịch UBND thị trấn Mường Lát: “Ngoài tranh thủ sự ủng hộ từ các cấp, ngành, nội tại người dân cần thay đổi tư duy, nhận thức, xóa bỏ tính “trông chờ, ỷ lại”, tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo”.

Để làm được điều đó, theo ông Hiệp, thời điểm hiện tại địa phương đang có những thuận lợi nhất định về cơ chế, chính sách, hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương. Đó là dự án, tiểu dự án từ các chương trình mục tiêu quốc gia, như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. Nguồn vốn hỗ trợ từ những chương trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tác động đến nhiều lĩnh vực.

Khởi sắc ở thị trấn vùng biên

Tập trung nhân rộng các mô hình chăn nuôi.

Trong phát triển sản xuất, bà con thị trấn được hỗ trợ tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế. Trong đó, việc đầu tư, áp dụng kỹ thuật cũng giúp năng suất cây trồng không ngừng tăng. Với cây lúa nước, nhờ áp dụng kỹ thuật gieo trồng mới, năng suất đạt 47 tạ/ha; cây ngô năng suất đạt 46 tạ/ha; cây sắn năng suất đạt 70 tạ/ha,…

Bên cạnh việc tập trung phát triển sản xuất, tranh thủ những nguồn hỗ trợ, UBND thị trấn đã chú trọng đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng. Trong năm 2022 cũng như những tháng đầu năm 2023, thị trấn tiếp tục triển khai, xây dựng các công trình trọng điểm trên địa bàn, như: Dự án xây dựng trường Tiểu học Tén Tằn và điểm trường khu Buốn; hỗ trợ 250 tấn xi măng cho các khu phố 1, 2, 3, khu phố Tén Tằn, khu phố Chiềng Cồng, khu phố Na Khà, khu phố Buốn, khu phố Piềng Mòn,… để các khu phố nâng cấp, mở rộng đường bê tông.

Khởi sắc ở thị trấn vùng biên

Hạ tầng giao thông được đầu tư (ảnh: cầu treo vào khu phố Đoàn Kết).

Nhờ những nguồn hỗ trợ trên, hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất của nhiều khu phố trên địa bàn thị trấn đã trở nên khang trang hơn. Đơn cử, khu phố Đoàn Kết, nơi có đến 99% người dân là đồng bào dân tộc Khơ Mú, một thời người dân sống chủ yếu theo hình thức du canh du cư, cư trú ở vùng rừng núi cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là canh tác nương rẫy. Giờ đây, hiện hữu trước mắt chúng tôi là khu nhà văn hóa khang trang, rộng rãi; những con đường bê tông trải dài vào đến tận nhà dân.

Có thể thấy, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trấn Mường Lát vẫn còn ở mức thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng so với những năm trước, nhìn chung đời sống kinh tế, xã hội của người dân đang dần có sự chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu người dân được nâng lên với hơn 24 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 37,53%.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]