Ở môi trường làm việc đặc thù, hàng ngày phải tiếp xúc với đủ loại bệnh tật, trong đó có nhiều căn bệnh xã hội nguy hiểm như: AIDS, lao phổi, đái tháo đường... song bằng bản lĩnh, chuyên môn vững vàng, lòng yêu nghề, tình yêu thương, trách nhiệm, những y, bác sĩ tại Cơ sở Cai nguyện ma túy số 1, thôn Kim Sơn, xã Hoàng Giang (Nông Cống) vẫn hằng ngày khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Không chỉ chăm sóc, khám chữa bệnh mà còn động viên, chia sẻ, cảm hóa các học viên sống tốt hơn, sớm hòa nhập với cộng đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những bác sĩ tận tâm với học viên cai nghiện

Ở môi trường làm việc đặc thù, hàng ngày phải tiếp xúc với đủ loại bệnh tật, trong đó có nhiều căn bệnh xã hội nguy hiểm như: AIDS, lao phổi, đái tháo đường... song bằng bản lĩnh, chuyên môn vững vàng, lòng yêu nghề, tình yêu thương, trách nhiệm, những y, bác sĩ tại Cơ sở Cai nguyện ma túy số 1, thôn Kim Sơn, xã Hoàng Giang (Nông Cống) vẫn hằng ngày khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Không chỉ chăm sóc, khám chữa bệnh mà còn động viên, chia sẻ, cảm hóa các học viên sống tốt hơn, sớm hòa nhập với cộng đồng.

Những bác sĩ tận tâm với học viên cai nghiệnBác sĩ Trần Văn Đức khám bệnh cho học viên.

Gặp bác sĩ Trần Văn Đức, Phó Giám đốc Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1 vào buổi chiều muộn sau khi anh vừa hoàn thành ca khám bệnh. Anh Đức tươi cười nói với chúng tôi rằng niềm đam mê với nghề y đó chính là tình yêu thương đã giúp anh vững tin đi trên con đường mình đã chọn suốt nhiều năm qua. Đối với thầy thuốc chăm sóc và chữa bệnh cho một con người bình thường đã khó, thì công việc của các y, bác sĩ chữa trị cho những bệnh nhân là học viên cai nghiện ma túy lại càng gian nan bội phần.

Chia sẻ về quá trình công tác, anh Đức cho biết: Anh có thâm niên công tác 22 năm trong ngành y tế nhưng có tới 18 năm gắn bó sâu nặng với những học viên tại cơ sở cai nghiện. Năm 2000, anh được tuyển dụng vào Trung tâm Y tế huyện Mường Lát. Năm 2004 anh xin chuyển về Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội (nay là Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa). “Không ít người cho rằng con đường tôi đi sẽ có rất nhiều khó khăn vì nơi mình công tác là một thế giới khác so với các bệnh viện, cơ sở y tế thông thường. Nhưng tôi nghĩ rằng mỗi người có một lựa chọn, một đam mê riêng. Biết đến công việc này từ người bạn thân làm trong ngành y tế và tôi rất ngưỡng mộ những người đã tình nguyện gắn bó với công việc này. Từ những ngày đầu còn nhiều bỡ ngỡ trước môi trường mới khi phải chứng kiến những bóng dáng vật vờ của học viên cai nghiện ma túy “kiêm” bệnh nhân do bị suy kiệt, thiếu thốn thuốc men... Thế nhưng càng gắn bó với công việc, tôi lại càng thương hơn những hoàn cảnh đã lầm đường lạc lối, nay thêm bệnh tật”, anh Đức chia sẻ.

Khi được hỏi về cơ sở vật chất để phục vụ cho việc khám bệnh, bác sĩ Trần Văn Đức vừa tếu táo, vừa thật thà: “Ở đây rất thiếu máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho việc khám, chẩn đoán bệnh trong điều trị cho bệnh nhân. Chúng tôi khám bệnh chủ yếu bằng mắt thường và chữa bệnh bằng kinh nghiệm là chính. Tuy nhiên, dù trong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào, đội ngũ y, bác sĩ ở đây cũng luôn nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, giúp đỡ cho học viên cai nghiện thành công, có cơ hội làm lại cuộc đời”.

Tình yêu thương đó tiếp thêm động lực để bản thân anh luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Năm 2012 anh Đức được cơ quan cử đi học chuyên tu ở Đại học Y dược Hải Phòng, ngành bác sĩ đa khoa và năm 2016 tốt nghiệp. Năm 2022 anh được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Phó Giám đốc Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1. Theo anh, việc lên chức cũng đồng nghĩa gánh trên vai trọng trách nhiều hơn để không phụ lòng tin yêu tín nhiệm của mọi người. Thời gian anh dành cho công việc ở cơ quan nhiều hơn ở nhà, việc hàng ngày sau khi tan học các con được bố đón là khó có thể thực hiện được. Trong quá trình công tác, anh Đức cho rằng bản thân may mắn có người vợ luôn cảm thông, chia sẻ và động viên để anh hoàn thành tốt niềm đam mê của mình.

Tâm sự về chuyện đời, chuyện nghề, bác sĩ Trần Văn Đức kể cho chúng tôi nghe về rất nhiều câu chuyện cảm động, trong đó có chuyện về quãng thời gian anh điều trị bệnh COVID-19 cho học viên. Đó là khoảng tháng 3-2022, đúng vào thời điểm dịch bùng phát, trong những ngày điều trị COVID-19, anh luôn lo lắng cho sức khỏe của từng người, từng học viên. Không lo sao được khi ở đây có rất nhiều học viên cai nghiện ma túy mắc bệnh lao, HIV nên sức đề kháng kém. Trong thời gian này, không ngày nào anh ngủ quá 4 giờ đồng hồ, anh huy động cán bộ y tế ở lại trực 100%. Mỗi đêm, anh cùng nhân viên y tế thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khỏe phát thuốc cho từng học viên để tránh xảy ra tình trạng bị suy hô hấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Làm việc quá sức, có lúc cơm không thể ăn được, chỉ ăn cháo, thậm chí phải truyền nước nhưng anh không bao giờ có suy nghĩ bỏ cuộc. Với ý chí, quyết tâm, tình yêu thương và chuyên môn tốt đã giúp anh thực hiện mục tiêu đề ra.

“Nhiều khi ngẫm nghĩ lại, tự nhận rằng bản thân mình liều, nhưng việc liều của mình là có cơ sở. Chuyên môn vững, cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của những đồng nghiệp, bác sĩ ở tuyến trên, tôi có thêm động lực để phấn đấu hơn nữa. Gắn bó với nghề nhiều năm, ở môi trường cai nghiện còn nhiều khó khăn, phức tạp, đặc biệt khi những học viên cai nghiện ma túy có tỷ lệ mắc bệnh nguy hiểm hơn rất nhiều, nguy cơ lây nhiễm rất cao, nhất là các bệnh dễ lây nhiễm như lao phổi, viêm gan, HIV/AIDS... Nếu không có bản lĩnh, chuyên môn vững vàng, lòng yêu nghề, tình yêu thương, trách nhiệm với công việc được giao thì khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Nếu không “nặng lòng” với công tác cai nghiện thì tôi đã nhận lời làm việc tại các bệnh viện tư nhân với thu nhập tương đối cao rồi”, anh Đức tâm sự.

Đó cũng là tâm sự của chị Hoàng Thị Minh, phụ trách phòng y tế phục hồi sức khỏe, Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1. Hàng ngày, y sĩ Hoàng Thị Minh giáp mặt không biết bao nhiêu tay “anh chị" . Tâm sự về chuyện đời, chuyện nghề, chị Minh bộc bạch: Nữ giới làm việc trong môi trường có nhiều đặc thù, thường xuyên tiếp xúc với những người nghiện ma túy là một lựa chọn không hề dễ dàng. Bản thân chị cũng như anh, chị em y bác sĩ nơi đây luôn chọn chữ tâm song hành với công việc, xem học viên như những người thân trong gia đình.

“Trong quá trình làm việc chăm sóc học viên, giúp họ điều trị, cắt cơn, cai nghiện, chúng tôi thường xuyên được học viên tin tưởng, tâm sự về cuộc đời, về những nỗi niềm, trăn trở trong cuộc sống khi khỏi bệnh trở về địa phương. Lúc này bản thân tôi luôn xác định họ cũng như người thân trong gia đình mình, vì vậy luôn động viên, khích lệ tinh thần để họ có thêm sự lạc quan đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất, góp phần tích cực trong công tác giáo dục ở đơn vị. Bản thân tôi cũng như các y, bác sĩ luôn tự nhủ công việc của mình không chỉ đơn thuần là khám bệnh, kê thuốc mà còn phải luôn quan tâm cả về môi trường sinh hoạt, ăn uống, vật chất, tinh thần, động viên, giải thích những vấn đề mà học viên chưa hiểu. Có sự quan tâm toàn diện như vậy, các em mới mau hồi phục” chị Minh chia sẻ.

Vợ chồng làm cùng đơn vị, lại thêm đường xa, con nhỏ nhưng chị luôn gắng vượt lên mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ đơn vị cũng như việc gia đình. Bằng tình cảm của mình chị luôn kip thời can ngăn và động viên, tạo tình cảm thân thiện để học viên luôn coi là ngôi nhà thứ 2 của mình yên tâm cai nghiện. Qua hơn 28 năm công tác tại cơ sở cai nghiện chị đã khám, điều trị, chăm sóc cho hàng ngàn lượt học viên, tư vấn động viên họ vượt qua những sai lầm để yên tâm cai nghiện, học tập, rèn luyện tốt và từ bỏ ma túy làm người có ích cho gia đình, xã hội.

Hiện nay, phòng y tế của Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 có 13 cán bộ y tế, gồm 1 bác sĩ, 2 dược sĩ và 5 y sĩ, cao đẳng điều dưỡng phụ trách việc thăm khám, theo dõi sức khỏe, điều trị cắt cơn và điều trị methadone cho người nhiễm HIV tại cơ sở.

Niềm vui của bác sĩ Đức, y sĩ Minh và những người làm công tác y tế ở đây là quân số học viên luôn khỏe mạnh, đủ điều kiện sức khỏe để học tập, lao động. Bởi vậy, dù công việc áp lực và vất vả, nhưng bằng tấm lòng và trách nhiệm, mọi người luôn cố gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ. Chính sự chân thành, tận tụy của những người thầy thuốc đã giúp sưởi ấm biết bao học viên lầm lỗi, giúp họ thêm nghị lực, cai nghiện thành công, để trở lại cuộc sống đời thường.

Bài và ảnh: Thu Thủy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]