(vhds.baothanhhoa.vn) - Tại sao người trẻ hiện tại lại không thể dừng việc suy nghĩ quá nhiều? Suy nghĩ quá mức hay chúng ta vẫn hay gọi là overthinking, là việc chúng ta dành quá nhiều thời gian phân tích một vấn đề hay những điều đã hoặc sẽ xảy đến. Chúng ta vẫn hay dùng những từ ngữ quen thuộc để chỉ biểu hiện của vấn đề này, nhẹ là “lo xa” còn nặng lời hơn là “làm quá mọi chuyện”.

Overthinking – Ranh giới mong manh của căn bệnh “trầm cảm”

Tại sao người trẻ hiện tại lại không thể dừng việc suy nghĩ quá nhiều? Suy nghĩ quá mức hay chúng ta vẫn hay gọi là overthinking, là việc chúng ta dành quá nhiều thời gian phân tích một vấn đề hay những điều đã hoặc sẽ xảy đến. Chúng ta vẫn hay dùng những từ ngữ quen thuộc để chỉ biểu hiện của vấn đề này, nhẹ là “lo xa” còn nặng lời hơn là “làm quá mọi chuyện”.

Overthinking – Ranh giới mong manh của căn bệnh “trầm cảm”

Theo các chuyên gia tâm lý, "Overthinking” thường bắt nguồn từ các kỳ vọng của chúng ta về cuộc sống và khả năng chấp nhận rủi ro. Những người đặt kỳ vọng cao hơn, có xu hướng tìm kiếm sự hoàn hảo hoặc có khả năng chấp nhận rủi ro thấp hơn sẽ dễ mắc “overthinking”.

Tâm trí của những “Overthinkers” (chỉ những người mắc “overthinking”) lựa chọn việc suy nghĩ thật nhiều, đào thật sâu như là một cách thức để giúp họ tìm ra các câu trả lời thuyết phục được chính bản thân cho vấn đề gặp phải.

Thực chất, overthinking không xấu, sẽ không có gì đáng nói nếu chúng ta suy nghĩ nhiều về một viễn cảnh, nhưng càng nghĩ thì tâm trí lại dễ bị bủa vây bởi những dòng suy nghĩ tiêu cực và vướng vào vòng luẩn quẩn không lối thoát.

Bởi một khi đã nghĩ, “overthinkers” sẽ vẽ ra cả những viễn cảnh tươi đẹp và cả những trường hợp tiêu cực đi kèm, nó như một sự chuẩn bị trước cho tương lai. Họ sẽ chuẩn bị được tâm lý cho những rủi ro tồi tệ nhất, và cũng đắm chìm trong những khoảnh khắc hạnh phúc vô tận.

Overthinking – Ranh giới mong manh của căn bệnh “trầm cảm”

Một người bạn của tôi từng chia sẻ rằng, những dòng suy nghĩ quá mức của cô dễ xuất hiện khi cô muốn bảo vệ bản thân và chứng tỏ bản thân trước một hoàn cảnh thực tế hoặc từ những tổn thương trong quá khứ.

Ví dụ như khi gặp vấn đề trong chuyện tình cảm, bạn tôi thường vẽ ra các viễn cảnh khác nhau, thậm chí là rất nhiều trường hợp khác nhau. Nếu vấn đề đi theo hướng tích cực, cô sẽ như thế này; còn nếu mọi chuyện theo chiều hướng xấu, cô sẽ làm thế kia; để không bị mắc phải sai lầm hoặc đau khổ như câu chuyện đã xảy ra ở quá khứ.

Overthinking hầu hết tạo cho con người ta sự mệt mỏi và lo âu tự thân, nhưng cũng là tấm đệm để không bất ngờ hụt hẫng khi rơi vào bế tắc.

Rõ ràng chúng ta đều nhận ra mặt trái của vấn đề suy nghĩ quá mức, là chính những “overthinkers” lại bị tổn thương trước cả khi sự việc xảy ra, và dù nó có nhẹ nhàng hơn để vượt qua, đó cũng là một khoảng thời gian không hề dễ dàng. Những người overthinking có thể bị kiệt sức bởi chính những suy nghĩ của mình.

Tại sao nói “overthinking” chính là ranh giới mỏng của hội chứng trầm cảm.

Như đã phân tích ở trên, overthinking thực chất không xấu, nhưng ở đây tôi muốn bàn sâu hơn về hội chứng “overthinking tiêu cực” mà các bạn trẻ hiện nay thường mắc phải. Đó là khi người mắc hội chứng không còn làm chủ được suy nghĩ của mình và không thể thoát khỏi ảo ảnh suy nghĩ mà chính mình tạo ra.

Overthinking hiện nay được các chuyên gia tâm lý gọi là hội chứng rối loạn lo âu hoặc chứng suy nghĩ quá mức. Những suy nghĩ này có thể gây ra lo lắng, căng thẳng, thậm chí là trầm cảm và các vấn đề sức khỏe khác.

Overthinking – Ranh giới mong manh của căn bệnh “trầm cảm”

Hội chứng này sẽ dẫn đến hàng loạt các triệu chứng như khó ngủ, khó tập trung, gây lo lắng chồng chất lo lắng và tạo ra một vòng luẩn quẩn suy nghĩ mãi không thoát ra được, nó làm những người overthinking kiệt quệ tinh thần và sức lực bởi những suy nghĩ của chính mình và làm trầm trọng hơn tình trạng tâm lý.

Không thể thoát khỏi dù biết trước

“Nói thật, tất cả những điều lo lắng ấy làm cho mình nhiều lúc muốn phát điên. Đôi khi chỉ ngồi nghĩ thôi mà nước mắt mình trào ra như thế sự việc nó đang diễn ra thật vậy. Nhận ra đã để trí tưởng tượng tiêu cực của mình đi quá xa nhưng không thể ngừng suy nghĩ. Bản thân mình thấy quá mệt mỏi với chừng đó suy nghĩ cứ lặp đi lặp lại trong đầu”
Một người trẻ mắc hội chứng Overthinking chia sẻ.

Không khó để có thể tìm thấy trên mạng xã hội các phương pháp để giảm bớt hội chứng này, như thiền, đọc sách hay cố tìm ra những việc làm để cho chiếc đầu ngừng suy nghĩ. Không phủ nhận tác dụng của những cách này nhưng có lẽ nó chưa thực sự hiệu quả vì chúng ta chưa hiểu rõ.

Overthinking – Ranh giới mong manh của căn bệnh “trầm cảm”

Bản chất chung của những phương pháp này đều là để đôi tay hoạt động nhiều hơn cái đầu. Bàn tay cần ấm còn cái đầu cần lạnh, khi tâm ta có quá nhiều suy nghĩ, cái đầu sẽ nóng dần lên và tay sẽ lạnh đi. Và việc hoạt động đôi tay sẽ làm cho nguồn năng lượng dư thừa đã đi lên não dần di chuyển xuống bàn tay.

Còn khi tay không hoạt động, hãy nhìn tập trung vào một điểm. Việc di chuyển 2 con ngươi liên tục theo chiều ngang sẽ kích thích 2 bán cầu não. Đó là khi ta đọc sách, để tâm hồn mình trôi theo những con chữ và ý vị trang văn.

Hoặc có thể kích thích ý thức bằng việc nhìn tập trung vào một điểm một cách có nhận thức. Đó là lý do vì sao khi mệt mỏi tôi hay muốn nhìn lên bầu trời hoặc lặng ngắm biển cả. Lúc này, suy nghĩ sẽ tự khắc biến mất vào sự vô tận của không gian. Hai cách làm này đều được giáo sư người Anh Andrew Parker chứng minh trong nghiên cứu tâm lý của mình.

Và một điều tôi nghĩ đa số chúng ta hay bị nhầm lẫn rằng, thay vì ngừng suy nghĩ thì chúng ta cần thay đổi suy nghĩ. Lời khuyên đừng nghĩ về điều đó nữa sẽ luôn là vô nghĩa. Càng được khuyên đừng nghĩ ta sẽ càng nghĩ về nó nhiều hơn, về cơ bản, tâm trí ta không thể được dọn sạch. Như vậy thì chúng ta sẽ mãi là những overthinkers.

Vậy nghĩa là thay vì liên tục vẽ ra những viễn cảnh tồi tệ, ta phải tìm ra những giải pháp, mang tính xây dựng để xử lý lo lắng và những viễn cảnh đó. Đánh lạc hướng bản thân, chuyển sự tập trung từ những suy nghĩ miên man tiêu cực sang những hành động tích cực.

Suy nghĩ triền miên không khác gì ảo ảnh, che mắt chúng ta không nhìn thấy được thực tại. Cho dù có mong muốn bao nhiêu điều trong tương lai và đã phải chịu bao đau đớn trong quá khứ, nhưng chúng ta vẫn đang sống ở thời điểm hiện tại. Hãy để những dòng suy nghĩ ấy quẩn quanh bên cạnh như tấm chắn bảo vệ, chứ không phải những cuộn thép gai làm tổn thương ngược lại chính mình.

Và một liều thuốc chữa lành tôi nghĩ là hiệu quả hơn hết cho những người mắc hội chứng “overthinking” chính là sự sẻ chia. Giao tiếp luôn là chìa khóa để hóa giải những nỗi lo lắng và khúc mắc của chúng ta. Và bởi suy nghĩ quá mức không phải bẩm sinh mà là điều chúng ta có thể chọn lựa, hay nói cách khác, overthinking xuất phát từ thói quen của mỗi người. Vì vậy, chúng ta – những người bên cạnh các “overthinkers” hoàn toàn có thể giúp họ thoát khỏi vòng suy nghĩ luẩn quẩn ấy.

Hoàng Sơn


Hoàng Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]