(vhds.baothanhhoa.vn) - Là nét văn hóa đặc sắc của người Việt, hằng năm vào ngày mùng 5 - 5 âm lịch (ngày Tết Đoan Ngọ), người người lại náo nức chuẩn bị đồ lễ để “giết sâu bọ”.

Rộn ràng Tết Đoan Ngọ

Là nét văn hóa đặc sắc của người Việt, hằng năm vào ngày mùng 5 - 5 âm lịch (ngày Tết Đoan Ngọ), người người lại náo nức chuẩn bị đồ lễ để “giết sâu bọ”.

Rộn ràng Tết Đoan Ngọ

Ngay từ chiều mùng 4, ở khắp các chợ đã nhộn nhịp người mua.

Theo ghi nhận, tại TP Thanh Hóa thị trường phục vụ nhu cầu ngày mùng 5-5 khá nhột nhịp. Ngay từ chiều mùng 4 đã có rất nhiều người dân tranh thủ mua đồ để chuẩn bị cho ngày Tết Đoan Ngọ. Từ 5 - 6 h sáng ngày mùng 5 - 5 vẫn là thời điểm đông nhất.

Các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho Tết Đoan Ngọ như hoa quả, thịt vịt, cơm rượu, bánh đa, lạc… có mức tăng nhẹ so với ngày thường. Đây là những mặt hàng được người dân mua sắm nhiều nhất.

Rộn ràng Tết Đoan Ngọ

Tại các chợ và nhiều nơi trên đường phố món cơm rượu, bánh đa, hoa quả các loại thu hút khách mua.

Đang loay hoay chọn lễ cho gia đình, chị Nguyễn Thị Hà ở phường Lam Sơn (TP Thanh Hóa) cho biết: Năm nào cũng vậy, dù bận đến đâu, sáng sớm ngày mùng 5 - 5 tôi đều thu xếp thời gian đi chợ, chuẩn bị sắm sửa để làm lễ cúng ông bà, tổ tiên.

Cẩn thận kiểm tra nồi cơm rượu nếp, bà Lê Thị Hằng ở phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa) chia sẻ: Đã thành thói quen từ nhiều năm nay, cứ gần tới ngày “giết sâu bọ”, tôi lại mua lạc, bánh đa và ủ một nồi cơm rượu để cúng lễ. Đây là dịp cả gia đình sum vầy, ăn những món ăn dân dã và cầu cho mọi người trong gia đình may mắn, bình an.

Rộn ràng Tết Đoan Ngọ

Theo tục lệ, ngày Tết Đoan Ngọ không thể thiếu món cơm gạo nếp.

Không chỉ chị Hà, bà Hằng mà vào ngày này các bà nội trợ thường nấu hoặc mua vài ba bát chè hạt kê, chè đậu đãi, làm bánh, luộc lạc, mua hoa quả, bánh đa cùng bát cơm rượu nếp rồi thành kính thắp hương bày tỏ tấm lòng của mình với những người đã khuất.

Sau lễ cúng, cả nhà quây quần thưởng thức vị tươi ngon của cây trái, vị thơm bùi của lạc luộc, bánh đa, đặc biệt còn được lâng lâng trong men ngọt cay nồng của cơm rượu nếp...

Rộn ràng Tết Đoan Ngọ

Lạc luộc luôn có mặt trên mâm cỗ cúng.

Chị Nguyễn Thị Phượng, người bán hàng ở chợ Điện Biên cho biết: “Tôi làm nghề bán chè từ nhiều năm nay. Vào dịp mùng 5 - 5, ngoài nấu chè, tôi còn ủ thêm cơm rượu để bán cho khách. Lượng khách mua lớn nên chỉ từ chiều mùng 4 đến trưa mùng 5 lượng gạo tôi ủ bán lên đến 6 yến”.

Gắn với những điển tích và câu chuyện dân gian, Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu đời bằng cái tên dân dã là Tết giết sâu bọ. Vào ngày này, người Việt thường chuẩn bị lễ cúng, thắp hương, bày tỏ mong ước tiêu trừ mọi loại sâu bọ, dịch bệnh phá hoại cây trồng để mùa màng bội thu, Nhân dân no đủ, sung túc.

Rộn ràng Tết Đoan NgọRộn ràng Tết Đoan Ngọ

Những hàng bán cơm rượu nếp, bánh đa, lạc luộc luôn đông nghịt người đến mua.

Không nhộn nhịp như Tết Nguyên đán, Tết Đoan Ngọ có những nét riêng, đi sâu vào tâm thức mỗi người và trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Đây là dịp để những thành viên trong gia đình thêm phần gắn kết yêu thương. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam cũng từ đó được gìn giữ.

Thu Hà - Hoài Thu


Thu Hà - Hoài Thu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]