(vhds.baothanhhoa.vn) - Làm thế nào để phụ nữ lầm lỡ không mặc cảm, không tái phạm sau khi tái hòa nhập cộng đồng. Phóng viên Báo Thanh Hóa cuối tuần đã có cuộc trao đổi với bà Ngô Thị Hồng Hảo, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; ông Nguyễn Sỹ Đức, Phó Giám đốc Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa; Tiến sĩ Tâm lý học Cao Xuân Hải, Phó trưởng Bộ môn Tâm lý học, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức.

Tái hòa nhập cộng đồng và câu chuyện gỡ khó

Làm thế nào để phụ nữ lầm lỡ không mặc cảm, không tái phạm sau khi tái hòa nhập cộng đồng. Phóng viên Báo Thanh Hóa cuối tuần đã có cuộc trao đổi với bà Ngô Thị Hồng Hảo, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; ông Nguyễn Sỹ Đức, Phó Giám đốc Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa; Tiến sĩ Tâm lý học Cao Xuân Hải, Phó trưởng Bộ môn Tâm lý học, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức.

Tái hòa nhập cộng đồng và câu chuyện gỡ khó

Bà Ngô Thị Hồng Hảo, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh: Tiếp thêm nghị lực cho các chị đứng dậy sau vấp ngã

Tái hòa nhập cộng đồng và câu chuyện gỡ khó

PV: Nhằm động viên, khuyến khích các nữ phạm nhân đang chấp hành hình phạt nỗ lực phấn đấu học tập, cải tạo tốt để sớm được hưởng sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước trở về đoàn tụ với gia đình, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh đã có những hành động cụ thể nào, thưa bà?

Bà Ngô Thị Hồng Hảo: Thời gian qua, Hội LHPN tỉnh thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp với Trại tạm giam Công an tỉnh, Trại giam Thanh Phong, Trại giam số 5 tỉnh Thanh Hóa về “Giáo dục, cải tạo phạm nhân nữ và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng”. Từ đây, hội đã tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, truyền thông giao lưu trao đổi, tổ chức hàng trăm lượt tuyên truyền trên loa phát thanh tại các phân trại, xây dựng “Tủ sách phụ nữ” nhằm tạo điều kiện cho phạm nhân nữ được học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao hiểu biết về văn hóa, xã hội, qua đó giáo dục phẩm chất đạo đức của người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “Tự tin, Tự trọng, Trung hậu, Đảm đang”;...

Bên cạnh đó, hội cũng đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là nữ quản giáo của các trại giam; thường xuyên tổ chức các hoạt động tư vấn chăm sóc sức khỏe, nữ công gia chánh, tư vấn tâm lý, pháp lý cho phạm nhân nữ trước khi họ trở về địa phương. Hội đã thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật, hàng trăm câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp Luật”, “Phòng chống tệ nạn xã hội”..., Những mô hình đầy trách nhiệm đã và đang tiếp thêm nghị lực cho các chị đứng dậy sau vấp ngã, trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội.

PV: Thưa bà, nhiều nữ phạm nhân sau khi tái hòa nhập cộng đồng đã gặp khó khăn về việc làm. Hội đã quan tâm đến vấn đề này như thế nào?

Bà Ngô Thị Hồng Hảo: Cùng với việc tổ chức tuyên truyền cho cộng đồng dân cư mở rộng vòng tay nhân ái không xa lánh, kỳ thị, phân biệt đối xử với bản thân và gia đình người lầm lỗi, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã đứng ra tín chấp cho chị em vay vốn để phát triển kinh tế; tạo điều kiện cho các chị được học nghề, tập huấn khoa học kỹ thuật, khởi sự kinh doanh... Đồng thời chủ động phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân nữ tỉnh hỗ trợ hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho nữ phạm nhân nữ sau khi chấp hành xong án phạt tù. Nhờ đó, nhiều nữ phạm nhân đã có sinh kế ổn định, hoặc khởi nghiệp thành công sau khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác giúp đỡ những nữ phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trong khâu tổ chức dạy nghề, tìm kiếm việc làm phù hợp. Bởi tư tưởng e ngại, không muốn tiếp nhận người có quá khứ lầm lỡ vào làm việc vẫn còn tồn tại trong rất nhiều doanh nghiệp. Hơn nữa, do trình độ, tay nghề của đa số người vừa mãn hạn tù còn thấp, nên việc kiếm được một công việc có thu nhập ổn định là rất khó. Chính vì vậy, trong nỗ lực tái hòa nhập của mỗi phạm nhân nữ luôn cần các cơ quan chức năng, gia đình, bạn bè và cộng đồng dân cư ủng hộ.

Ông Nguyễn Sỹ Đức, Phó Giám đốc Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa: 70% nữ học viên tái nghiện do nhiều nguyên nhân

Tái hòa nhập cộng đồng và câu chuyện gỡ khó

PV: Sau khi tái hòa nhập cộng đồng, có nhiều nguyên nhân khiến phần lớn số học viên nữ đã quay lại con đường cũ. Ông có thể chia sẻ thêm về điều này?

Ông Nguyễn Sỹ Đức: Phần lớn học viên nữ trước khi vào Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa không có nghề nghiệp, không có thu nhập ổn định. Bởi vậy, cơ sở đã tư vấn, phổ biến các quy định của pháp luật về vay vốn tín dụng đối với người sau cai nghiện ma túy chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.

Tuy nhiên, qua quá trình thu thập thông tin, dữ liệu về học viên sau cai nghiện cho thấy chỉ có khoảng 30% học viên nữ bỏ được ma túy và có việc làm ổn định; 70% học viên nữ tái nghiện. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, như do bản thân không tu chí, chịu khó tìm kiếm việc làm, thời gian nhàn rỗi quá nhiều; sự kỳ thị của xã hội đối với học viên nữ sau cai nghiện; bị lôi kéo, rủ rê của bạn nghiện và không thắng được cảm giác thèm nhớ ma túy... Về khách quan, thì thực trạng này cơ bản xuất phát từ bản chất nghiện ma túy là một bệnh mạn tính nên việc tái nghiện là rất dễ xảy ra. Đồng thời, những khoái cảm do ma túy mang lại rất mạnh mẽ và luôn đeo đẳng với những người có tiền sử sử dụng. Vì vậy, não bộ của học viên sau quá trình cai nghiện luôn có xu hướng khuyến khích người đó trở lại những trải nghiệm khoái cảm mà họ đã có trước đây khi sử dụng ma túy.

Tiến sĩ Tâm lý học Cao Xuân Hải: Sau vấp ngã cần có thái độ lạc quan với cuộc sống

Tái hòa nhập cộng đồng và câu chuyện gỡ khó

PV: Những phụ nữ lầm lỡ thường có tâm lý mặc cảm và thiếu tự tin khi tái hòa nhập cộng đồng. Theo ông, xã hội cần có những ứng xử như thế nào để họ được trở về đời thường dễ dàng hơn?

Tiến sĩ Cao Xuân Hải: Việc hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ lầm lỡ nói chung, đặc biệt phạm nhân nữ tái hòa nhập cộng đồng là việc làm hết sức khó khăn.

Theo tôi, trước hết là cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể địa phương cần tạo điều kiện hỗ trợ thủ tục pháp lý; thông tin, truyền thông nhằm định hướng, khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong hình phạt tù; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa việc tái phạm tội; trợ giúp về tâm lý; đào tạo nghề nghiệp, giới thiệu việc làm theo đúng nhu cầu, sở trường để họ có thể về làm việc, sinh sống tại địa phương.

Dòng họ, bà con khu phố, làng xóm và những người thân trong gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng giúp nữ phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng. Nếu gia đình tích cực thì họ sẽ tái hòa nhập rất nhanh chóng, ổn định, ít nguy cơ tái phạm tội. Vì vậy, hãy dang rộng vòng tay yêu thương đón họ trở về, cùng chia sẻ, tận tâm giúp họ lấy lại niềm tin, mạnh dạn xây dựng cuộc sống.

Về phía phạm nhân nữ cần nhận thức sâu sắc rằng: Trong cuộc đời mỗi người, không ai có thể tránh khỏi sự sai lầm, nhưng điều đáng trân quý hơn là sau vấp ngã phải mạnh mẽ đứng lên, dũng cảm đương đầu với những khó khăn phía trước; nỗ lực, vượt qua mặc cảm, khó khăn tâm lý, sống chân thành với mọi người; có thái độ lạc quan với cuộc sống; tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, làm những việc thiện và trở thành người có ích cho xã hội.

Hoàng Việt Anh (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]